Tin nông nghiệp Ngành cơ khí mắc nợ nông dân

Ngành cơ khí mắc nợ nông dân

Author Trần Đáng, publish date Monday. June 27th, 2016

Ngành cơ khí mắc nợ nông dân

Ông Nguyễn Văn Bích – đại diện Hội Cơ khí Việt Nam khẳng định: “Tôi đi nhiều quốc gia và thấy rằng, chưa một quốc gia nào thành công cơ giới hóa nông nghiệp mà chỉ nhập toàn máy nông nghiệp như Việt Nam. Chúng ta phải có nội lực thì mới mong cơ giới hóa nông nghiệp thành công”.

Ngành cơ khí mắc nợ nông dân

Theo ông Bích, Nhà nước phải xây dựng lại ngành cơ khí, phải có chính sách hỗ trợ học bổng để thu hút sinh viên theo học. “Có cơ khí hóa thì mới có cơ giới hóa và mới có tái cơ cấu nông nghiệp” - ông Bích cho biết.

Hiện Việt Nam có khoảng 90 triệu dân, trong đó khoảng 70% sống ở nông thôn. TS Phan Hiếu Hiền – nguyên cán bộ Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đặt vấn đề: Làm sao trở thành nước công nghiệp với tỷ lệ lao động nông thôn cao như vậy? Phải cơ giới hóa nông nghiệp để dịch chuyển lao động đến ngành nghề khác. Nhưng bằng cách nào khi vắng bóng người có trình độ kỹ thuật, chỉ có nông dân “tự bơi”?

Trước đây cả nước có 5 trường ĐH đào tạo trình độ ĐH và sau ĐH ngành cơ khí nông nghiệp. Nhưng hiện nay, chỉ còn 2 khoa cơ khí thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Số thí sinh thi vào ngành cơ khí nông nghiệp rất ít, việc tuyển sinh không đạt các chỉ tiêu. Cá biệt, năm 2011, không có thí sinh nào đăng ký ngành cơ khí nông nghiệp.

Ông Nguyễn Thế Hà – chuyên viên tư vấn đầu tư (Công ty TNHH Cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ) cho rằng, ngành cơ khí nông nghiệp Việt Nam nhiều năm nay “mắc nợ” nông dân. Công ty Bùi Văn Ngọ sẵn sàng cấp học bổng cho sinh viên học ngành cơ khí nông nghiệp để sáng chế máy nông nghiệp phục vụ nông dân. “Phải đột phá, cơ giới hóa cần phải có những người chuyên nghiệp” - ông chia sẻ.

Hiện thị trường Việt Nam có 67% máy nông nghiệp là nhập khẩu, ngành cơ khí trong nước chỉ đáp ứng 33%, nhưng chất lượng thiếu ổn định và công suất nhỏ. Còn phần lớn người vận hành máy nông nghiệp không qua đào tạo, không có chứng chỉ, bằng cấp.

Chậm đổi mới

Hiện thị trường Việt Nam có 67% số máy nông nghiệp là nhập từ nước ngoài, ngành cơ khí trong nước chỉ đáp ứng 33%, nhưng chất lượng thiếu ổn định và công suất nhỏ. Trong khi đó, phần lớn người vận hành máy nông nghiệp không qua đào tạo, không có chứng chỉ, bằng cấp

Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, ngành cơ khí trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước chậm đổi mới. Các doanh nghiệp tư nhân chế tạo máy kéo, máy nông nghiệp hầu hết quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, thiếu chuyên môn hóa, thiếu hợp tác liên kết sản xuất. Các dự án về máy móc nông nghiệp thuộc Chương trình cơ khí trọng điểm nhà nước chậm được triền khai. Trong khi đó, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế tạo, lắp ráp máy động lực và máy nông nghiệp chỉ có… 1 công ty!

Ông Lê Văn Bảnh – Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NNPTNT) cho rằng, có tình trạng này là do tính thực thi của cơ chế chính sách còn hạn chế, thiếu sự nhất quán, đặc biệt về cơ chế tài chính do nguồn lực còn hạn chế. Đối với Chương trình cơ khí trọng điểm, các dự án được hỗ trợ hầu như không được triển khai. “Cơ chế hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển cho các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp không hấp dẫn các cơ sở đầu tư cơ khí” - ông Bảnh cho biết.

Tuy nhiên, theo TS Phạm Văn Tấn – Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, mặc dù Nhà nước có chính sách tín dụng hỗ trợ các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp, nhưng để tiếp cận nguồn vốn này là không dễ”.

Tại hội nghị, ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ NNPTNT, tán thành ý kiến nên xây dựng lại ngành cơ khí nông nghiệp để phát triển nguồn nhân lực kỹ sư chế tạo cơ khí nông nghiệp, đào tạo lực lượng sử dụng máy nông nghiệp để đẩy nhanh và bền vững chương trình cơ giới hóa nông nghiệp. “Nếu cần thiết sẽ xây dựng đề án trình Chính phủ xem xét” - ông Nam cho biết.


Cả hệ thống chung tay xây dựng nông thôn mới Cả hệ thống chung tay xây dựng nông… Quỳ Hợp thu trên 5 tỷ đồng từ vụ lạc xuân Quỳ Hợp thu trên 5 tỷ đồng từ…