Mô hình kinh tế Ngành Mía Đường Giá Trị Nào Mang Lại Cho Người Nông Dân?

Ngành Mía Đường Giá Trị Nào Mang Lại Cho Người Nông Dân?

Publish date Monday. March 2nd, 2015

Ngành Mía Đường Giá Trị Nào Mang Lại Cho Người Nông Dân?

Tái cấu trúc là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của các doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam.

Chuyện tưởng rằng không mới, “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi”, nhưng không nói thì không xong. Bao năm qua, không ít doanh nghiệp đường vẫn loanh quanh với bài toán: Làm sao cân đối được các chi phí gồm chi phí thu mua mía nguyên liệu trong chữ đường bình quân ở mức 8-9 CCS, các khoản chi phí đầu vào khác đều tăng…; mà vẫn phải giúp nông dân có lời, không bỏ cây mía và nhà máy hoạt động hiệu quả.

Giải pháp tái cấu trúc ngành đường như chúng ta đã thấy thời gian qua là: Sáp nhập các doanh nghiệp mía đường, nhằm có cơ sở triển khai những giải pháp tăng năng lực hoạt động qua việc mởrộng vùng nguyên liệu, mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất và năng lực hoạt động…

Tuy các giải pháp trên không mới, nhưng thực sự đòi hỏi sự quyết liệt và phương pháp vận hành thực sự hiệu quả.

Có như vậy, các doanh nghiệp đường Việt Nam mới cụ thể hóa được các mục tiêu cần thực hiện cho chiến lược phát triển trong giai đoạn tới. Và các mục tiêu này tiên quyết phải song hành với việc mang lại các giá trị thiết thực nhất cho bà con nông dân để họ yên tâm gắn bó với cây mía.

Trong bối cảnh như thế, khi các doanh nghiệp ngành đường liên tục tái cấu trúc, củng cố hoạt động, từ công tác M&A đến các hoạt động thị trường và nâng cao chất lượng nguồn nhân sự, với mong muốn thổi một luồng gió mới vào công tác quản trị - điều hành doanh nghiệp, bắt kịp với yêu cầu hội nhập.

Có thể thấy, hiện nay, không nhiều nhân sự trẻ dành sự quan tâm đến ngành mía đường, bởi ngành này vất vả, cực nhọc.

Và cái khó đặt ra là làm sao đội ngũ nhân sự quản lý phải vừa hiểu được các thách thức, các yêu cầu của ngành đường, áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, ứng phó được các thách thức, lại vừa phải thấu hiểu được nghề nông, có các giải pháp cụ thể để người nông dân gắn bó với cây mía.

Nông nghiệp vẫn đang là một các ngành nghề trọng tâm của nước ta, đóng góp tỷ trọng hơn 20% GDP của Việt Nam và với hơn 70% dân số sống dựa vào nghề nông. Hơn bao giờ hết, nông nghiệp Việt Nam vẫn là một trong các lĩnh vực trọng tâm, góp phần vào việc giải quyết việc làm và phát triển kinh tế đất nước.

Với ngành đường, các doanh nghiệp mía đường đang dần nhìn nhận ra bài toán làm sao để phối hợp hiệu quả với nông dân, giúp người nông dân tham gia vào chuỗi giá trị của ngành chứ không đơn thuần là quan hệ giữa bên mua và bên bán, có như vậy, ngành đường mới có thể khởi sắc hơn.

Hơn ai hết, các nhân sự cao cấp của ngành đường hiểu rất rõ rằng: Nhà máy đường chỉ tồn tại khi nông dân còn gắn bó với cây mía. Doanh nghiệp nào hoạt động kiểu “ăn xổi”, thiếu tính trách nhiệm với nông dân trồng mía, thì dù tốn bao chi phí và công sức tái cấu trúc, vẫn không thể thành công.

Với TTCS, một Công ty có tổng diện tích vùng nguyên liệu là 13.000 ha, tổng số hộ nông dân hợp tác trồng mía là 3.300 hộ, năng lực sản xuất 9.800 tấn mía/ngày, chắc hẳn, bài toán hợp tác với người nông dân là một trong những mối quan tâm hàng đầu của công ty.

Trong các năm qua, có thể thấy, TTCS đã có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân tối đa, nhằm ổn định vùng nguyên liệu, làm tiền đề cho sự tồn tại và phát triển, giữ vững năng lực sản xuất của nông dân.

TTCS thu mua mía với giá tốt (giá mua mía 10 CCS tại nhà máy là 1.100.000 đồng/tấn, nông dân được trợ giá 25.000 đồng/tấn); nông dân được nhà máy hỗ trợ phí vận chuyển; áp dụng chính sách bảo hiểm chữ đường với mức bảo hiểm thấp nhất là 8 CCS; chủ động sắp xếp lịch thu hoạch sớm đối với những trường hợp đặc biệt như phá gốc để trồng cây mới, phân ranh chống cháy, mía bị sâu bệnh cần thu hoạch sớm để giảm thiệt hại…

Ngay trong vụ mùa năm 2015, Công ty đã đầu tư thâm canh và đầu tư tưới mía hiệu quả, với mục tiêu tăng năng suất mía, từ đó tăng thu nhập cho nông dân; đồng thời có chính sách hỗ trợ cho bà con thuê đất trồng mía, hỗ trợ hom giống…

TTCS thường xuyên thực hiện chuyên mục “TTCS cùng nông dân phát triển” trên Đài truyền hình Tây Ninh, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho bà con nông dân tại chuyên mục “Bác sĩ cây mía” trên website công ty.

Ông Phạm Hồng Dương, Tân Chủ tịch HĐQT của TTCS nhân sự đã có 18 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành đường, kinh qua các vị trí như Quản đốc, Giám đốc Nhà máy, Phó Tổng Giám đốc và từ năm 2012 là Thành viên HĐQT của TTCS.

Ông Dương là Thạc sỹ Quản trị sản xuất, được tu nghiệp tại Pháp, Đức và các cường quốc về Công nghệ đường và Quản trị sản xuất. Liên quan đến vấn đề trên, ông Phạm Hồng Dương cho biết:

Quan điểm làm sao gắn bó khăng khít với người nông dân như “môi với răng” tiếp tục được bản thân tôi cũng như HĐQT tiếp tục phát huy xuyên suốt. HĐQT TTCS đặt quyết tâm – qua bước chuyển giao này sẽ tạo dựngvà tập trung đội ngũ nhân sự lành nghề, có chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức để phát triển Công ty phù hợp với Chiến lược giai đoạn 05 năm sắp tới.

Bản thân bà Đặng Huỳnh Ức My cũng tiếp tục vai trò thành viên HĐQT để cùng phối hợp và hỗ trợ xuyên suốt công tác quản trị và cùng hướng đến các mục tiêu chung, trong đó có giải pháp trọng tâm vv kết nối, gắn bó với người nông dân.

Bên cạnh các giải pháp đang thực hiện trên đây, TTCS tiếp tục quan tâm các hình thức phối hợp  khác cùng bà con, làm tiền đề ổn định mọi hoạt động. Sắp tới đây, TTCS sẽ phát động cuộc thi Hội thi nông dân giỏi, ghi nhận thêm các thành tích, nỗ lực phấn đấu của các hộ nông dân –  tạo cơ sở tiếp tục hoàn thiện “Chính sách khách hàng” giữa Nhà máy và Người nông dân, cũng như cơ sở cho sự gắn bó lâu dài, bền vững.

Hội thi sẽ được triển khai trên cơ sở các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, để các hộ nông dân hiểu và cùng hào hứng tham gia, từ đó, xây dựng các điển hình tiêu biểu về Người nông dân giỏi… Người nông dân sẽ cảm nhận rõ được quyền và trách nhiệm trong việc cùng đồng hành với Nhà máy để phát triển ngành mía đường.


Thuế Nhập Khẩu 0% Với Gạo Và Thuốc Lá Từ Lào Thuế Nhập Khẩu 0% Với Gạo Và Thuốc… Sau Tết, Rau Xanh Tăng Giá Vẫn Hút Hàng Sau Tết, Rau Xanh Tăng Giá Vẫn Hút…