Ngành tôm toàn cầu: Bức tranh nhiều tương phản
Ngành tôm thế giới là một bức tranh nhiều màu sắc tương phản, đan xen sự phát triển thịnh vượng và suy tàn. Những số liệu thống kê không nói lên được tình hình thực tế khi toàn bộ sản lượng thực thậm chí thấp hơn nhiều so dự đoán.
Nuôi tôm tại Thái Lan. Ảnh: Intrafish
Nghịch lý
Khi các vụ nuôi tôm trong năm 2018 bắt đầu bước vào thời kỳ sôi động, toàn ngành tôm lại rơi vào tình trạng nghịch lý khi sự trì trệ và bùng nổ cùng xảy ra. Phía sau những con số dự đoán về viễn cảnh tươi sáng cũng như sự phát triển mạnh mẽ của ngành tôm, phần lớn người nông dân vẫn đang hy vọng sự chấm dứt của những khó khăn và thách thức của ngành tôm suốt một thập kỷ qua.
Thoạt nhìn, sự tăng trưởng sản lượng một cách mạnh mẽ vượt cả kỳ vọng của Nam Á và Mỹ Latinh là động lực thúc đẩy sản lượng tôm thế giới tăng 7%, ước đạt 4,6 triệu tấn vào năm 2018 (tăng từ 4,3 triệu tấn của năm 2017). Từ khi sản lượng tôm toàn cầu chạm đáy 3,49 tấn vào năm 2013, sản lượng đầu ra tăng trưởng 5,7% hàng năm, nhưng không đồng đều ở các quốc gia.
Tại Hội nghị về thị trường thủy sản toàn cầu (GSMC) ở Miami, Mỹ cuối tháng 1/2018, các chuyên gia trong ngành dự báo, sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu tôm từ mức 3,3 triệu tấn năm ngoái lên 3,6 triệu tấn năm nay. Quay lại năm 2010, phần lớn các chuyên gia chỉ kỳ vọng sản lượng đầu ra của ngành tôm đạt ít nhất 5,6 triệu tấn năm 2018 và vượt 6 triệu tấn vào năm 2020. Trong khi đó, FAO dự báo sản lượng tôm thế giới năm 2015 đạt 4,88 triệu tấn, thấp hơn 29%, tương đương 1,39 triệu tấn so với con số thực. Liên minh Nuôi trồng Thủy sản toàn cầu (GAA) lại dự báo sản lượng tôm thế giới đạt 3,87 triệu tấn năm 2012, giảm xuống 3,49 triệu tấn 2013 (-10%), phục hồi mạnh vào năm 2014 với 4,30 triệu tấn (+3%) và cuối cùng quay đầu giảm xuống 3,99 triệu tấn năm 2015 (-7%) do dịch bệnh bùng phát. Các con số của FAO đã không phản ánh được những tác động lớn của dịch bệnh trong ngành tôm nhiều nước từ 2009 - 2013.
Điểm sáng
Giám đốc Nuôi trồng thủy sản của Công ty C.P Robins McIntosh cho biết, ngành tôm Thái Lan đã thoát khỏi nỗi ám ảnh dịch bệnh, tỷ lệ tôm chết do EMS giảm từ 40% xuống 0,1%. Thành công này nhờ nông dân chú trọng chất lượng tôm giống và chỉ sử dụng tôm giống kháng bệnh dù còn rất xa, ngành tôm Thái Lan mới quay lại thời hoàng kim. Theo McIntosh, không còn tình trạng sản xuất bùng phát tràn lan mà được quy hoạch gọn, diện tích ao nuôi được mở rộng, các cụm chế biến cũng giảm công suất để phù hợp với sản lượng đầu ra của ngành tôm và quản lý trại nuôi được đặc biệt chú trọng, đặc biệt là nuôi bền vững. Với 10.000 ha ao nuôi (20.000 ha ao chứa nước hỗ trợ), Thái Lan sản xuất được 40.000 tấn tôm/ha và dự kiến sẽ nâng lên 60 tấn/ha tới trước năm 2021.
Khi ngành tôm Trung Quốc và một số nước ASEAN đang giậm chân tại chỗ, thì tôm Ấn Độ và Ecuador lại tăng trưởng vượt trội, góp phần thúc đẩy gia tăng sản lượng và xuất khẩu tôm toàn cầu. Từ mức 101.000 tấn năm 2010, sản lượng tôm của Ấn Độ đã tăng 5 lần lên mức 566.000 tấn vào năm 2017 và dự kiến tăng tiếp 20% trong năm nay. Xuất khẩu tôm (gồm cả tôm khai thác tự nhiên) đã tăng vọt từ 200.000 tấn năm 2010 lên 540.000 tấn trong năm ngoái và kỳ vọng đạt 600.000 tấn trong năm nay.
Tương tự, sản lượng tôm của Ecuador cũng nhảy vọt từ 150.000 tấn năm 2007 lên 500.000 tấn vào năm ngoái, trong đó xuất khẩu chiếm 95%. Xuất khẩu tôm đã tăng từ 91.000 tấn năm 2005 lên 360.000 tấn năm 2015 và dự kiến đạt 531.000 tấn vào năm nay. Với 2 tấn/ha, mật độ thả nuôi của Ecuador chỉ bằng 5% mức thả nuôi tôm của Thái Lan và Trung Quốc. Dù vậy, ngành tôm Ecuador vẫn cam kết nuôi tôm không kháng sinh và đẩy mạnh chiến lược marketing cho sản phẩm tôm sạch. Theo McIntosh, giá tôm tăng cao sau năm 2013 đã giúp Ấn Độ đẩy mạnh sản xuất. Từ 2012 đến 2017, số lượng ao nuôi ở Ấn Độ đã tăng trung bình gần 500%, thậm chí ở cả những bang chưa từng nuôi tôm trước đây. Tại Ecuador, Sandro Coglitore, Giám đốc sản xuất tại Omarsa (Công ty tôm lớn nhất Ecuador) cho biết, nhờ cải thiện quản lý ao nuôi, thắt chặt kiểm dịch tôm bố mẹ nhập khẩu nên hệ thống trại nuôi của công ty đã cải thiện đáng kể sản lượng đầu ra và mật độ thả nuôi. Tới nay, Omarsa và nhiều công ty nuôi tôm tại Ecuador không gặp phải bất cứ vấn đề dịch bệnh nào. Bên cạnh đó, ngành tôm Ecuador tích cực ủng hộ động thái đưa tôm vào danh sách Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản (SIMP) của Mỹ và cho rằng chính sách mới này sẽ giúp thay đổi tình hình và mang lại lợi ích cho Ecuador. Tháng 3 vừa qua, Ecuador đã triển khai chương trình nuôi tôm bền vững SSP, cam kết đạt mục tiêu và thúc đẩy chất lượng tôm cao nhất, cùng với các tiêu chuẩn môi trường và xã hội cao nhất. Các thành viên của SSP phải vạch ra tiêu chí sản phẩm khắt khe như đạt chứng nhận ASC, truy xuất nguồn gốc đầy đủ, không sử dụng kháng sinh và tác động tối thiểu tới môi trường thông qua đánh giá chất lượng nước.
Ngành nuôi tôm không giống nuôi gia cầm, thị trường thế giới lại luôn diễn biến khó lường. Tuy nhiên, mọi thách thức đều có thể được giải quyết bởi vấn đề nằm ở sự đổi mới.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao