Nghề nuôi trâu ở Phước Thắng (Bình Định)
Cách đây chừng 7 năm, đàn trâu ở đây chỉ vài chục con, chủ yếu phục vụ cày kéo; đến nay tổng đàn đã tăng lên 300 con, tập trung nhiều nhất ở 2 thôn An Lợi và Lạc Điền nằm ven đê khu Đông, có bãi bồi, đất rộng, phù hợp với nghề nuôi trâu.
Chị Phạm Thị Thủy, ở thôn An Lợi, có đàn trâu nhiều nhất xã - 14 con, cho biết: “Trước đây nhà tôi nuôi trâu phục vụ cày, bừa thuê là chính. Sau đó thấy có thương lái đến hỏi mua trâu nên mới nghĩ đến việc tăng đàn, nuôi trâu thương phẩm. Thức ăn cho trâu có sẵn rơm rạ, cỏ tự nhiên không phải mua. Tính ra mỗi năm gia đình tôi thu lãi không dưới 100 triệu đồng từ tiền bán trâu”.
Anh Hồ Văn Quang, có đàn trâu 11 con, cho biết thêm: Trâu con nuôi giáp năm bán được hơn 14 triệu đồng/con. Nhìn chung, ai nuôi trâu cũng đều có lãi khá. Trước đây cứ đến mùa mưa lũ bà con chuyển đàn trâu lên núi Bà thả tự nhiên, hết lũ mới lùa về, trâu thiếu ăn ốm tong, ốm teo, hiệu quả không cao. Nay đường sá thông thương, nếu có lũ lụt thì chuyển đàn trâu lên trú ở rừng dương của thôn Phú Hậu, xã Cát Chánh, có điều kiện chăm sóc, không còn thả trâu lên núi như trước.
Để nuôi trâu có hiệu quả, các gia đình nuôi trâu liên kết vòng đổi công với nhau, thu gom rơm rạ, phơi khô dự trữ đủ thức ăn cho trâu đến giáp vụ năm sau; đồng thời thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng cho trâu, thường xuyên tiêu độc sát trùng chuồng trại, nên đàn trâu tránh được dịch bệnh, phát triển nhanh.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao