Mô hình kinh tế Nghiên cứu sức chịu tải môi trường và sức chịu tải sinh học phục vụ phát triển thủy sản

Nghiên cứu sức chịu tải môi trường và sức chịu tải sinh học phục vụ phát triển thủy sản

Publish date Saturday. June 13th, 2015

Nghiên cứu sức chịu tải môi trường và sức chịu tải sinh học phục vụ phát triển thủy sản

Trong đó, nhiệm vụ nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải bền vững của hệ thống thủy vực phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản là vấn đề rất được chú trọng.

Được tỉnh giao phụ trách quản lý dự án “Nghiên cứu sức chịu tải môi trường và sức chịu tải sinh học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững thủy sản ở An Giang”, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã chọn Trung tâm Công nghệ quản lý môi trường và tài nguyên- Trường đại học Nông lâm (TP. Hồ Chí Minh) làm cơ quan chủ trì thực hiện dự án này. Đến nay, bước đầu đã hoàn thành và đang tiếp tục hoàn thiện.

Dự án nhằm làm rõ nguyên nhân ô nhiễm môi trường. Theo đó, các chỉ tiêu chất lượng nước của bốn nguồn thải chính ở An Giang đã được phân tích, gồm: Nước thải sinh hoạt, nước thải từ ao nuôi cá tra, nước thải nông nghiệp và nước thải công nghiệp. Từ kết quả cho thấy, nguồn gây ô nhiễm chủ yếu ở An Giang có thể được xác định do nước thải sinh hoạt và các cơ sở chế biến thủy sản. Dù mực nước từ các ao nuôi cá nằm trong mức cho phép nhưng một lượng lớn bùn ao vẫn thoát được ra ngoài làm ô nhiễm môi trường nhưng chưa được kiểm soát. Bên cạnh đó, một lượng lớn bè cá đang được nuôi thả trên các sông chính cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể cho khu vực.

Việc thải các chất ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản ra môi trường được xem là yếu tố tác động tới môi trường nghiêm trọng nhất. Các chất ô nhiễm này gồm thức ăn thừa, phân, dịch tiết của cá và các loại hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi. Trong đó, quan trọng nhất là thức ăn thừa và phân cá.

Ban đầu, sự phân hủy thức ăn thừa và phân cá làm tăng thêm nhu cầu tiêu thụ ô-xy trong ao nuôi, thức ăn thừa và phân cá tích tụ dưới đáy yếm khí, gây ngộ độc cho cá nuôi. Lâu dài, chúng sẽ giải phóng phốt- phát và ni- trát. Các chất này có thể trực tiếp gây độc cho cá, có thể kích thích thực vật và sinh vật khác sinh trưởng, cạnh tranh nhu cầu ô-xy với cá nuôi. Ngoài ra, lượng thức ăn thừa và phân cá lắng đọng cũng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, vi trùng gây bệnh cho cá.

Để đảm bảo tính bền vững của ngành chăn nuôi thủy sản, vấn đề tránh ô nhiễm môi trường nước phải đặt lên hàng đầu. Để thực hiện điều này, ngoài việc vệ sinh ao nuôi, việc chế biến các loại thức ăn và nghiên cứu cách cho ăn hợp lý cũng cần được quan tâm. Một phương pháp khác là quy hoạch các vùng nuôi với quy mô hợp lý dựa trên sức tải môi trường và sức tải sinh học của thủy vực. Việc xả thải ra môi trường cần phải được quản lý. Trong đó, việc cấp phép quản lý xả thải là biện pháp quản lý khoa học cần được triển khai sớm.

Đồng thời, cần quy hoạch các khu dân cư, vùng sản xuất phù hợp với sức tải môi trường ở các sông rạch, nơi tiếp nhận các nguồn thải ô nhiễm. Cần nhận dạng và tăng cường quản lý các nguồn thải hiện chưa được thống kê, đánh giá. Có thể thực hiện nuôi cá tra theo các mô hình ao nuôi tiên tiến, trong đó các chất ô nhiễm được xử lý trước khi thải ra môi trường, đặc biệt phải hạn chế tối đa việc phân cá và thức ăn thừa thoát ra môi trường.

Hệ sinh thái thủy vực là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường thủy vực đó.


Thả 1.500 con tôm sú trên biển Thuận An (Thừa Thiên Huế) Thả 1.500 con tôm sú trên biển Thuận… Giải bài toán đầu ra cho con ngao Hậu Lộc Giải bài toán đầu ra cho con ngao…