Ngô năng suất khủng nhờ phân Phú Mỹ
Ngoài cơ cấu những giống ngô năng suất cao, tỉnh còn nghiên cứu, khuyến cáo nông dân sử dụng những loại phân và kỹ thuật bón giúp ngô sinh trưởng, phát triển tốt.
Theo ông Lê Văn Sang, Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Bình Định, đối với cây trồng, muốn có năng suất và hiệu quả kinh tế đòi hỏi nông dân phải sử dụng giống tốt và canh tác đúng kỹ thuật.
Trong kỹ thuật canh tác, việc chọn lựa phân bón, thời điểm bón, liều lượng bón, hàm lượng, tỷ lệ và ngưỡng bón là những điểm mấu chốt.
Trong bối cảnh thị trường phân bón hiện nay như “ma trận”, có quá nhiều loại phân bón với mẫu mã, chất lượng khác nhau, thậm chí có cả phân “rởm” khiến người nông dân khó lòng có được sự lựa chọn đúng.
“Nhằm giúp nông dân chọn được loại phân bón có chất lượng, sử dụng dễ, tiết kiệm được công lao động và đặc biệt là sử dụng phân bón đúng, giúp tăng năng suất, đạt hiệu quả kinh tế, vụ thu 2015, Trung tâm KN-KN Bình Định đã phối hợp với Cty CP Phân bón và hóa chất dầu khí miền Trung thực hiện mô hình trồng thâm canh cây ngô lai trên đất lúa sử dụng phân bón Phú Mỹ tại xã Ân Phong (huyện Hoài Ân), với diện tích 3 ha, 35 hộ tham gia”, ông Sang cho hay.
Mô hình sử dụng các loại phân: Đạm Urê, NPK 16-16-8-13S và Kali Phú Mỹ. Nông dân tham gia mô hình được Cty CP Phân bón và hóa chất dầu khí miền Trung hỗ trợ 100% lượng phân.
Theo ông Hồ Quang Thạch, Trung tâm KN-KN Bình Định, nếu bón phân Phú Mỹ đúng thời gian cũng như đảm bảo lượng phân theo nhu cầu trong các giai đoạn sinh trưởng, sẽ giúp cho cây ngô từ giai đoạn từ trỗ cờ đến phun râu ngắn hơn so với bón phân thông thường, thích hợp cho quá trình thụ phấn, hạn chế tỷ lệ răng cưa đảm bảo năng suất.
“Ngoài ra, thời gian từ gieo giống đến thu hoạch ngô dùng phân bón Phú Mỹ ngắn hơn so ngoài mô hình từ 2 - 3 ngày, giúp nông dân chủ động hơn trong chăm sóc và thu hoạch vào cuối vụ”, ông Thạch nói.
Bà Lê Thị Hương (65 tuổi) ở xóm 2, thôn An Chiểu, xã Ân Phong cho biết: “Gia đình tui trồng ngô đã lâu, trước đây chỉ dùng phân urê, ít sử dụng phân NPK. Thời gian ấy cây ngô thường bị bệnh khô vằn, cây ngô hay bị gãy, có khi gãy nửa thân, có khi gãy ngọn.
“Từ hiệu quả của mô hình này, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ khuyến cáo nông dân trồng ngô sử dụng rộng rãi phân bón Phú Mỹ cho 50 ha ngô.
Để biết thêm hiệu quả của phân bón Phú Mỹ trên các loại cây trồng khác, chúng tôi đề nghị Trung tâm KN-KN và Cty CP Phân bón và hóa chất dầu khí miền Trung triển khai thêm nhiều mô hình trên nhiều loại cây trồng khác để nông dân thấy thực tiễn và có cơ hội chọn lựa”. - Ông Nguyễn Văn Huệ, Giám đốc HTXNN Ân Phong 2, huyện Hoài Ân.
Trái ngô thì héo xàu không ra sao. Vụ này dùng phân bón Phú Mỹ, sau khi dùng tui thấy rất phù hợp, cây ngô ít sâu bệnh, cứng cây, dễ thu hoạch nên tốn ít công”.
Ông Tô Kế Thế, Trạm phó Trạm Khuyến nông huyện Hoài Ân khẳng định: “Trồng ngô sử dụng phân bón Phú Mỹ bón đúng lúc, đúng cách, đúng loại, đúng liều lượng theo hướng dẫn sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
Cứng cây, lá dày và xanh hơn làm tăng khả năng kháng sâu đục thân, rệp cờ, cháy lá, khô vằn, đổ rễ và giúp cho quá trình quang hợp tăng sinh khối. Từ đó giảm được phun thuốc BVTV nên hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn”.
Nông dân Hoàng Ngọc Hương ở đội 3, thôn An Chiểu tham gia mô hình với 4 sào ngô chia sẻ: “Cây ngô trong vụ thu sợ nhất là đổ ngã. Vụ này ngô phải gánh 2 trận mưa lớn, trận đầu mưa lúc chưa trỗ cờ nhưng ruộng trong mô hình nhờ cứng cây nên vẫn đứng vững”.
Sau khi tính toán chi ly, nông dân Hoàng Ngọc Hương cho biết thêm, bón phân Phú Mỹ theo phương pháp "4 đúng" mật độ hữu hiệu của cây ngô trong mô hình cao hơn ngô ngoài mô hình 1.980 cây, giúp tăng tỷ lệ sống của ngô từ 3 - 4% so với bón phân thông thường.
“Năng suất của ruộng ngô tui làm trong mô hình đạt 75,5 tạ/ha, cao hơn ruộng ngô ngoài mô hình 2,7 ha. Ngoài ra, nhờ tiết kiệm chi phí phân bón, thuốc BVTV… nên 1 kg ngô trong mô hình tính ra có lãi hơn 1 kg ngô ngoài mô hình 400đ, lợi nhuận hơn gần 2,5 triệu đ/ha”, ông Hương nói.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao