Ngọt thơm trái thanh trà Vĩnh Long
Cây thanh trà thuộc họ xoài, có nguồn gốc từ Malaysia. Trái thường có vỏ bóng màu vàng cam tươi, mùi thơm như xoài. Thanh Trà có 2 loại chủ yếu là ngọt và chua, giá bán chênh lệch rất cao.
Chúng tôi rất thắc mắc khi năm nay có đến 2 tháng nhuần, nếu theo chu kỳ hàng năm thì thời điểm này, lẽ ra trái thanh trà đã xuất hiện khá nhiều trên thị trường. Tuy nhiên dọc quốc lộ 1 từ cầu Cần Thơ đến xã Song Phú, huyện Tam Bình và quốc lộ 54 đoạn từ thị xã Bình Minh đến huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, rất hiếm hoi khi bắt gặp được một điểm bán thanh trà.
Một điểm bán thanh trà.
Bà Nguyễn Thị Ngoan, ngụ xã Đông Bình, thị xã Bình Minh cho biết: “Tôi bán thanh trà theo quốc lộ 1 hàng chục năm rồi nhưng chưa thấy năm nào như năm nay. Từ đó giá tăng rất cao. Giá hiện bán đầu mùa lên từ 140.000 đến 160.000 đồng/ký, cao nhất từ trước đến nay”.
Thanh trà tuy là loại trái cây dân dã, nhưng có sức quyến rũ vì hương vị thơm ngon lại có nhiều chất dinh dưỡng làm mát cơ thể, nhất là vào mùa nắng nóng. Tại ĐBSCL có thể nói xã Đông Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long được xem là “vương quốc” thanh trà miền Tây với diện tích trồng hàng trăm ha. Cây này thuộc họ xoài, có nguồn gốc từ Malaysia. Trái thường có vỏ bóng màu vàng cam tươi, mùi thơm như xoài. Thanh trà có 2 loại chủ yếu là ngọt và chua, giá bán chênh lệch rất cao.
Ông Nguyễn Văn Điểm, ngụ xã Đông Thành, thị xã Bình Minh cho biết: "Tôi buôn bán Thanh Trà đã 15 năm nay. Người mua muốn phân biệt trái ngọt hay chua rất khó, chủ yếu chỉ trông cậy vào uy tín người bán mà thôi…”.
Ngoài việc ăn tươi hay làm nước giải khát, trái thanh trà còn xanh có thể dùng để nấu canh chua, trộn gỏi, hoặc đem kho chung với cá tạo những món ăn dân dã rất hấp dẫn, lạ miệng. Cạnh đó, nhiều người còn dùng thanh trà để làm mứt, có mùi vị ngọt đậm đà, màu sắc rất bắt mắt.
Trái thanh trà đầu vụ mới.
Nhiều nông dân trồng thanh trà kỳ cựu ở thị xã Bình Minh kể rằng: Năm 1950, ông Huỳnh Văn Sung ngụ ấp Đông Hưng 2, xã Đông Thành là người phát hiện đầu tiên cây thanh trà trong một dịp tình cờ. Từ đó, ông được coi là “thủy tổ” của loại trái cây này. Đến nay, con ông là ông Huỳnh Văn Vẹn còn trồng bảy cây “tổ” để mọi người tham quan. Bình thường Thanh trà cho trái ba đợt. Đợt đầu từ rằm tháng giêng âm lịch, kế đến cho thu hoạch liên tiếp hai đợt tiếp theo. Thanh trà có thể trồng hạt nhưng phải mất 10 năm thì cây mới cho trái, còn nếu trồng bằng cách chiết cành thì sau 3 đến 5 năm, cây bắt đầu cho trái và muốn có trái nhiều, cây phải có tuổi thọ từ 20 đến 50 năm. Cây càng già, trái càng nhiều. Một cây thanh trà 50 năm tuổi, mỗi năm, cho trái khoảng 500 đến 700kg.
Hiện nay, nhiều người dân các tỉnh tìm mua cây thanh trà về trồng và giá mỗi nhánh chiết khoảng 40.000 đồng/nhánh. Nhiều nông dân ước tính bình quân mỗi công thanh trà sau khi trừ hết chi phí, nếu trúng mùa, trúng giá sẽ có lãi xấp xỉ 40 đến 45 triệu/công; nếu thất mùa, rớt giá chỉ đạt từ 10 đến 15 triệu/công.
Ông Lê Văn Tới, ngụ xã Đông Bình, thị xã Bình Minh chia sẻ: "Hồi xưa chỉ có một loại thanh trà chua, thời @ rồi, nông dân đã biết sáng tạo để cho ra đời thanh trà ngọt để bán giá cao, trái đẹp, bóng sáng, thơm ngon, nặng ký, từ đó lợi nhuận mang về rất cao…”.
Tuy nhiên theo nhiều người trồng thanh trà lâu năm khuyến cáo, đừng vì lợi nhuận mà cho thanh trà ra trái nghịch mùa bằng cách giữ nước, xịt đọt dẫn đến chất lượng trái không ngon, cây bị “suy”, rất khó hồi phục.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao