Tôm thẻ chân trắng Người nuôi cá lao đao vì thời tiết

Người nuôi cá lao đao vì thời tiết

Publish date Wednesday. March 18th, 2015

Người nuôi cá lao đao vì thời tiết

Cá chết nhiều

Gia đình ông Nguyễn Văn Hít (xã Vĩnh Khánh, Thoại Sơn) nuôi 3 ao cá tra trên diện tích mặt nước 8.000m2. Năm 2014, ông thả nuôi 450.000 con giống, lẽ ra phải thu hoạch khoảng 400 tấn. Tuy nhiên, thực tế chỉ thu hoạch được 205 tấn. Qua tính toán, tỷ lệ cá hao hụt trên 50%, dẫn đến thua lỗ nên không còn vốn để tái sản xuất. “Thời tiết bây giờ biến đổi rất thất thường so với trước đây nên nghề nuôi cá rất khó. Trước kia, cá hao hụt theo mùa, bây giờ cá chết không còn tuân thủ theo một quy luật nào cả. Nhiều khi cá chết muốn hết hầm thì thử hỏi làm sao không thua lỗ” – ông Hít giãi bày.

Cá tra chết hàng loạt
Cá điêu hồng chết hàng loạt
Thời tiết thay đổi, cá chết hàng loạt

 

Cũng là một hộ nuôi cá tra diện tích lớn, ông Nguyễn Văn Tấn (xã Mỹ Đức, Châu Phú) than thở: “Cá lớn cũng chết, cá nhỏ cũng chết. Mùa thuận cũng chết, mùa nghịch cũng chết. Không chỉ có cá tra mà cá điêu hồng, rô phi cùng các loài thủy sản khác cũng chết nhiều. Những năm trước, thời tiết có lạnh, cá chết đi chăng nữa thì qua Tết cũng sẽ bớt hao. Còn năm nay, đến thời điểm này cá vẫn còn hao nhiều”.

Cá nuôi bị hao hụt nhiều, lẽ ra giá cá thịt phải tăng lên nhưng hiện nay, giá chỉ còn 22.300 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so trước Tết. Nhiều DN cho biết, do thời tiết biến đổi, cá bị bệnh, người nuôi sử dụng nhiều loại thuốc thú y thủy sản để điều trị bệnh nên chất lượng thịt phục vụ xuất khẩu cũng kém đi. Mặt khác, sau Tết Nguyên đán, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng ít dần vì các nước nhập khẩu sắp đến kỳ nghỉ hè.

Chi phí tăng cao

Khảo sát một vòng các vùng nuôi ở địa phương cho thấy, diện tích nuôi cá tra xuất khẩu đang ngày càng giảm. Năm 2014, diện tích nuôi cá tra của tỉnh chỉ còn 1.218 héc-ta (kể cả diện tích sản xuất giống), bằng 95,97% so năm 2013. Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến cá chết nhiều là do nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh lệch lớn, cá không thích nghi được với điều kiện môi trường nước nên phát sinh nhiều bệnh. Mặc khác, chất lượng con giống lẫn mật độ nuôi dầy cũng là những nguyên nhân làm cho lượng hao hụt tăng cao. Người nuôi cá thua lỗ nên “treo ao” rất nhiều.

Để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, phần lớn DN đã tổ chức vùng nuôi (chiếm 65%), số còn lại là của nông dân. “Chi phí nuôi hiện nay không ngừng tăng lên. Nếu trước đây, giá thành sản xuất 1kg cá nguyên liệu từ 17.000 – 18.000 đồng thì nay tăng lên 21.000 – 22.000 đồng/kg. Có người nuôi bị hao hụt nhiều, giá thành lên hơn 23.000 đồng/kg. Thời tiết nóng, lạnh bất thường đã làm cho kháng thể của cá yếu, bỏ ăn. Người nuôi phải sử dụng kháng sinh và các loại vitamin để điều trị, làm đội giá thành. Chi phí tăng nhưng giá bán không tăng, thua lỗ là điều không khó tránh khỏi” – ông Lý Công Tâm (xã Hòa Lạc, Phú Tân) phân tích.

“Biến đổi khí hậu đã làm cho nông dân nuôi cá tra lao đao. Xưa thì cá nhỏ chết nhiều; còn nay, cá lớn hay nhỏ đều chết như nhau. Những hộ nuôi cá giống ở khu vực này, có khi chết đến trên 60%. Do môi trường ô nhiễm, thời tiết biến đổi thất thường nên cá dễ sinh bệnh gan, thận có mủ hoặc bệnh trắng mang, phù đầu, đỏm đỏ… Người nuôi cho cá ăn nhiều thuốc kháng sinh, điều trị tốn nhiều tiền nhưng không hết bệnh” – ông Nguyễn Văn Thành, Trại sản xuất cá tra giống Hoàn Thành (xã Vĩnh Hòa, TX. Tân Châu), nói.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp cá tra của tỉnh. Nhiều ngư dân kiến nghị, tỉnh cần dành một khoản ngân sách nhất định để nghiên cứu, tìm giải pháp giúp ngành cá tra nói chung, nông dân nói riêng giảm bớt thiệt hại cho sản phẩm chủ lực của tỉnh.

“Biến đổi khí hậu làm cho ngành cá tra thiệt hại lớn. Trước tình hình này, chúng tôi khuyến cáo ngư dân chủ động thả nuôi với mật độ thưa. Ao nuôi, nước bơm vào và thải ra có lắng lọc để hạn chế dịch bệnh lây lan. Thời điểm khí hậu thay đổi, cần cho cá ăn các loại vitamin để phòng bệnh. Trong sản xuất, giữa DN và nông dân cần liên kết lại để tổ chức sản xuất có hiệu quả hơn” – ông Lê Trung Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, khuyến cáo.

Nguồn, ảnh: Báo An Giang Online, 17/03/2015

Tips

 Lợi ích khi sục khí cho ao nuôi thủy sản

Giảm tảo lam
Tăng nồng độ ôxy hòa tan
Cải thiện chất lượng nước nuôi thủy sản
Loại bỏ căng thẳng cho tôm, cá và thủy sinh vật
Cải thiện sức khỏe tôm, cá
Cho phép mật đô nuôi cao hơn
Cho phép cho ăn thường xuyên hơn
Tôm, cá lớn nhanh hơn và giảm FCR
Làm giảm mùi độc hại
Giải phóng khí độc, cân bằng môi trường nước
Tăng độ tinh khiết của nước
Tăng mức độ vi khuẩn hiếu khí phân hủy chất thải hữu cơ

Nguồn: AQUATEC.VN

 

Biên soạn: AQUATEC.VN

Tags: cá chết hàng loạt, cá chết do thời tiết, cá tra chết do thời tiết, cá điêu hồng chết do thời giết, cá chết do ô nhiễm


Related news

Cá chết hàng loạt, nông dân điêu đứng Cá chết hàng loạt, nông dân điêu đứng Chọn giống và thả giống tôm càng xanh nuôi luân canh Chọn giống và thả giống tôm càng xanh…