Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ Ở Cà Mau
Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.
Những cơn mưa trái mùa làm rửa trôi lượng phèn cũng như những chất dơ bẩn, cặn bả hữu cơ từ trên bờ xuống ao nuôi gây biến động môi trường; làm phân tầng độ mặn, nhiệt độ và hàm lượng ôxy hòa tan trong nước. Trong đó, các yếu tố như: pH, H2S, NH3 sẽ biến động mạnh, ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi.
Xử lý cẩn trọng
Thường cơn mưa trái mùa xuất hiện đột ngột, không có dự báo trước nên người nuôi tôm thường không chủ động chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất dự trữ, chế phẩm sinh học, không bón vôi trên bờ ao… nên thường xử lý hiện tượng này chậm.
Kỹ sư Nguyễn Công Quốc, Trưởng Phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản, cho biết, trong năm 2011, mưa trái mùa ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản cũng như nuôi tôm công nghiệp không nhiều. Do các ngành chức năng đã có cảnh báo cũng như khuyến cáo và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
Từ đó, người dân nuôi trồng thủy sản đã phần nào am hiểu cũng như đã có kinh nghiệm và tích cực chủ động thực hiện. Tuy nhiên, không ảnh hưởng lớn về năng suất nhưng những cơn mưa trái mùa trong năm qua cũng làm tăng chi phí của vụ sản xuất và ảnh hưởng đến năng suất của tôm nuôi.
Để bảo đảm môi trường ao nuôi thuận lợi cho tôm phát triển trước những cơn mưa trái vụ thì người nuôi tôm cần phải chủ động có kế hoạch dự trữ các loại voi, thuốc hóa chất, chế phẩm sinh học, men vi sinh để sử dụng ổn định môi trường. Bón vôi xung quanh bờ ao và xả bỏ tầng nước mặt trước những cơn mưa lớn. Tăng cường chạy quạt để tránh sự phân tầng nước…
Cần bổ sung dinh dưỡng, kháng chất cho tôm nuôi đúng quy trình kỹ thuật để chống chịu lại thời tiết bất thường. Việc thường xuyên kiểm tra ao, đầm nuôi sẽ kịp thời phát hiện những diễn biến mầm bệnh xảy ra, nhất là vào những ngày mưa to kéo dài, nhiệt độ thấp, thủy triều dâng cao.
Thường xuyên kiểm tra môi trường và quan sát biểu hiện hoạt động của tôm nuôi, hạn chế sử dụng trực tiếp nguồn nước ngoài sông, rạch đưa vào vuông nuôi.
Chủ động phòng ngừa
Cần liên kết với cán bộ khuyến nông cơ sở để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh thiệt hại. Đồng thời, người nuôi tôm cần quan tâm theo dõi những bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm Khí tượng thủy văn, từ đó chủ động hơn trong việc ứng phó với mưa trái mùa.
Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Cà Mau Trần Tiến Dũng cho biết, theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương thì trong tháng 2 và tháng 3 vẫn còn xuất hiện những cơn mưa trái mùa, vào tháng 4 xuất hiện mưa chuyển mùa.
Cùng với sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết tiếp tục có những diễn biến phức tạp như triều cường dâng, mưa trái mùa ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao