Người Rục mê trồng rừng
Trồng rừng để làm giàu
Những năm qua, nhiều hộ người Rục đã có bước tiến xa để làm chủ cuộc sống của mình khi họ biết xin đất trồng rừng kinh tế.
Người đi đầu trong phong trào trồng rừng không ai khác chính là Trưởng bản Ón Trần Xuân Tư.
Gần 10 năm làm Trưởng bản Ón của người Rục, Trần Xuân Tư thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà con nơi đây khi hàng năm đều phải trong chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và các nhà hảo tâm.
Với quyết tâm không thể cam chịu mãi cảnh nghèo, thông qua các cấp Hội Nông dân, Trần Xuân Tư đã tích cực tham gia các lớp tập huấn, bước đầu là xây dựng mô hình kinh tế cho riêng gia đình mình.
Bắt đầu là chăn nuôi trâu bò, gà vịt, dần dà khi có có đồng vốn, anh Tư mở rộng mô hình sang trồng rừng kinh tế.
Khi mô hình kinh tế hộ của gia đình thành công, anh bắt đầu hướng dẫn bà con dân bản cùng làm theo.
Thấy gia đình trưởng bản có của ăn của để nhờ trồng rừng, nhiều người Rục đã bắt đầu học cách làm theo.
Theo anh Tư, với người Rục việc gì bước đầu cũng phải “bắt tay chỉ việc” và khi thấy có hiệu quả họ mới làm.
Thế nên, với cương vị là trưởng bản, việc gì Trần Xuân Tư cũng phải làm trước để bà con có cái mà học theo.
Học theo Trần Xuân Tư, nhiều người dân ở bản Ón đã bắt đầu mê trồng rừng, hiện đã có hộ bắt đầu khai thác những lứa rừng đầu tiền thu về hàng trăm triệu đồng như ông Liệu, ông Bộ…
Ông Đinh Thanh Văn – Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa cho biết, đối với các bản đồng bào Rục việc xóa đói giảm nghèo là một việc làm vô cùng khó khăn.
Điều đáng mừng là trong những năm qua, đồng bào ở đây ngoài trồng các loại cây lương thực họ đã mạnh dạn xin đất để trồng rừng kinh tế.
Từ phá rừng thành người trồng rừng giỏi
"Giờ mình được các cán bộ xã, bộ đội biên phòng giúp đỡ cấp đất và bày cách trồng cái rừng để sống.
Mình phải trồng cái rừng thiệt tốt để sống thôi, không đi chặt gỗ phá rừng nữa mô”.
Anh Cao Xuân Lành
Trước đây, nhiều người Rục sống bằng nghề phá rừng, nay họ đã từ bỏ và trở thành người trồng rừng giỏi.
Điển hình là Cao Xuân Lành, trước đây được biết đến như là một lâm tặc cộm cán ở bản Ón.
Năm 2011, bị phát hiện khai thác gỗ trái phép, Lành cùng với 5 thanh niên địa phương khác đã bắt cóc 3 cán bộ kiểm lâm đem vào rừng sâu trói bỏ đó.
Vụ việc đã buộc Lành phải trả giá bằng một án phạt tù hơn 1 năm.
Nhờ cải tạo tốt, chưa đầy 1 năm sau, Lành được đặc xá trở về địa phương.
Cũng từ đó, Lành bỏ hẳn nghề khai thác gỗ rừng và chăm chỉ lao động, trở thành một trong những người “mê” trồng rừng số 1 ở bản Ón.
Đến thời điểm này, Cao Xuân Lành đã trồng được gần 5ha rừng.
Nhờ nguồn thu từ trồng rừng, cuộc sống của gia đình Cao Xuân Lành đã dần ổn định, không còn thiếu đói lúc giáp hạt.
Cao Xuân Lành cũng dựng được một căn nhà gỗ khá khang trang cùng nhiều vật dụng sinh hoạt đắt tiền khác.
“Trước đây, để có cái ăn, miềng phải vô rừng chặt gỗ, rồi phạm phải một sai lầm lớn là bắt cóc cán bộ kiểm lâm...
Chừ mình được các cán bộ xã, bộ đội biên phòng giúp đỡ cấp đất và bày cách trồng cái rừng để sống.
Chừ miềng phải trồng cái rừng thiệt tốt để sống thôi, không đi chặt gỗ phá rừng nữa mô” – Lành chia sẻ.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao