Người trồng dâu An Phước nổi tiếng
Ông Huỳnh Văn Sơn ở ấp 2, xã An Phước, huyện Long Thành trong vườn dâu.
Cây dâu ở vùng An Phước đã có từ lâu, nhưng trước đây mỗi hộ chỉ trồng một vài cây ven bờ rào hoặc trước sân lấy bóng mát và trái ăn chơi, ít người nghĩ đến việc trồng cả vườn dâu để bán.
Sau này ăn không hết, đem bán thấy được giá, nhiều hộ mới nghĩ đến trồng dâu kinh doanh.
Ông Sơn là một trong những người đi đầu trong phong trào trồng dâu để bán nên vườn dâu khoảng 0,8 hécta của ông là vườn thâm canh có tiếng ở An Phước.
Vào mùa dâu cho trái, về vườn dâu của ông Sơn, nhiều người cũng phải trầm trồ vì trái sai dày đặc từ gốc lên cành tạo thành từng chùm dài tỏa xuống, có chùm nặng gần 2 kg nhìn rất bắt mắt.
“Cây dâu rất khó tính, thường có năm cho trái sai, năm trái thất, vì thế muốn năm nào cây dâu cũng cho trái sai không dễ.
Nhưng vườn của tôi năm nào dâu cũng cho trái sớm và nhiều nên bán rất được giá.
Mỗi năm vườn dâu cho tôi thu lời trên 100 triệu đồng” - ông Sơn chia sẻ.
Cũng theo ông Sơn, phải mất vài năm theo dõi ông mới rút ra được kinh nghiệm chăm sóc để cây dâu ít bệnh và cho trái sớm.
Cụ thể, cứ 6 - 8 cây dâu cái ông trồng một cây dâu đực và chăm sóc cho cây nở hoa cùng một lúc để dễ thụ phấn, trái đậu sẽ nhiều và đẹp hơn.
Cây dâu đực chỉ ra hoa, không cho trái nên nhiều hộ không trồng khiến năng suất vườn dâu không cao.
Mùa dâu An Phước bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, đầu vụ giá trên 30 ngàn đồng/kg, chính vụ giá 15 - 16 ngàn đồng/kg.
Dâu An Phước có vị chua dôn dốt rất đậm đà, hơn hẳn dâu miền Tây nên đến mùa thương lái thường về đặt cọc mua giá cao hơn dâu miền Tây khoảng 2 - 3 ngàn đồng/kg.
Thời điểm này, người trồng đang chăm sóc cây dâu kỹ lưỡng để dâu cho trái nhiều dịp sau Tết m lịch, khi mùa mưa đã hết.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao