Tôm thẻ chân trắng Nguyên nhân của bệnh hoại tử gan tụy ở tôm độc tố tảo hay bacteriophages ?

Nguyên nhân của bệnh hoại tử gan tụy ở tôm độc tố tảo hay bacteriophages ?

Publish date Saturday. March 14th, 2015

Nguyên nhân của bệnh hoại tử gan tụy ở tôm độc tố tảo hay bacteriophages ?

Các nhận định cơ bản về hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính như sau:

1)      Sự hủy hoại gan tụy nghiêm trọng thường kết thúc bởi sự nhiễm Vibrio.

2)      Vibrio spp. có thể không phải là nguyên nhân của bệnh hoại tử gan tụy bởi vì giai đoạn nhiễm thường là giai đoạn cuối - mang tính cơ hội.

3)      Thức ăn (kể cả những nguồn nguyên liệu mới) đã được thử nghiệm cũng không gây nên hội chứng gan tụy.

4)      Cypermethrine trong các phân tích sinh học trong môi trường nước cũng như đưa vào đất cũng không gây nên hội chứng gan tụy.

5)      Các thử nghiệm về các tác nhân lây nhiễm (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng) đến thời điểm này cũng cho kết quả âm tính đối với hội chứng gan tụy cấp tính.

6)      2 phage của cặp vi khuẩn  đang trong tiến trình thử nghiệm bao gồm Vibrio parahaemolyticus và Vibrio fluvialis. Kết quả cho thấy: khi chỉ tiêm 2 vi khuẩn này vào tôm thì
không gây chết tôm trong khi tiêm phage (không pha loãng) lấy từ môi trường nuôi cấy 2 vi khuẩn này thì có gây chết tôm ở tỉ lệ thấp, đặc biệt tỉ lệ chết đạt 100% trong vòng 24 giờ sau khi tiêm cả vi khuẩn cùng với phage. Các thử nghiệm này đang được tiến hành lập lại với phage pha loãng để xem có gây nên hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính hay không ?

7)      Bài phân tích gần đây của TS. Matt Briggs cũng phân tích có sự liên quan của các chủng vi khuẩn trong các chế phẩm vi sinh kém chất lượng (bad probiotics) và cũng có khả năng các chủng vi khuẩn này bị chèn phage gây nên độc lực – phân tích cho thấy sự liên quan không chỉ ở chế phẩm vi sinh kém chất lượng sử dụng ở các trại nuôi thâm canh mà còn cho thấy các trại giống sử dụng chế phẩm vi sinh kém chất lượng cũng có mối liên quan, nghĩa là có những mẽ tôm giống đã bị nhiễm bacteriophages…có liên quan đến hội chứng gan tụy cấp tính.

Mặc dù các lập luận hiện nay đang nghiêng về giả thuyết bacteriophages, tuy nhiên chúng ta hãy thử phân tích kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cùng với quan sát thực tế để nhận định thêm các tác nhân khả thi gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính:   

a)      Kết quả nghiên cứu của TS. Lightner khẳng định rằng sự hủy hoại gan tụy này là do độc tố, tuy nhiên không phải độc tố Cypermethrine.

b)      Các tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn (Vibrio spp) cũng như ký sinh trùng được cho là nguyên nhân thứ cấp (hay cơ hội).

c)      Như vậy, tôm chết do hoại tử gan tụy là do độc tố nhưng lại có tính lây lan vậy phải chăng phải có tác nhân lây lan tiết ra độc tố này ! Tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn (Vibrio spp.) và ký sinh trùng được cho là tác nhân cơ hội vì vậy phải chăng tác nhân tiết ra độc tố đến từ tảo độc (tảo lam, tảo lục và tảo giáp) ???

d)      Kết quả giám sát hiện tượng tôm chết cho thấy hội chứng gan tụy thường rơi vào vùng nuôi thâm canh là những vùng nuôi có tiềm năng tích lũy ô nhiễm phosphorous rất cao hoặc trong quá trình nuôi thâm canh cũng đẩy lượng phosphorous lên cao cùng với những biến đổi thời tiết về nhiệt độ, độ mặn đã đẩy nhanh việc phát triển các loài tảo độc trong ao nuôi.

e)      Hiện tượng tôm chết được ghi nhận từ ngày 10 đến ngày 40 sau khi thả giống và hiện nay ghi nhận chết cả vào những ngày 40 đến ngày 60 sau khi thả giống, đây là thời điểm chủ lực của việc phát triển tảo trong ao nuôi !!!

f)       Các ao nuôi có độ đục cao cũng là điều kiện tốt cho tảo lam phát triển, cùng với tảo lục và tảo giáp – đây là các loài tảo tiết nhiều loại độc tố gan tụy gây chết tôm.

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu cũng như quan sát thực tế đến nay có thể thấy tác nhân gây hội chứng gan tụy cấp tính trên tôm có khả năng đến từ 1 trong các nguồn sau:

1)      Tảo độc tiết độc tố làm hủy hoại gan tụy, sau đó tác nhân cơ hội như Vibrio spp. và ký sinh trùng tấn công làm chết tôm;

2)      Hoặc bacteriophages gây độc cùng với bội nhiễm của các nhóm cơ hội như Vibrio spp. và ký sinh trùng tấn công làm chết tôm;

Vì vậy, hiện nay chúng tôi đang xây dựng các giải pháp kỹ thuật nuôi tập trung vào việc kiểm soát tảo độc và kiểm soát các nguồn gây bệnh Vibrio spp. cũng như kiểm soát các điều kiện cho các chủng vi khuẩn có lợi phát triển trong ao nuôi. Việc này, đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt các giải pháp kỹ thuật và giải pháp sinh học ứng dụng trong quy trình nuôi từ khâu chuẩn bị ao, cũng như sự khác biệt trong 45 ngày nuôi đầu và 45 ngày nuôi cuối của vụ nuôi,...

Mọi sự hợp tác và đóng góp ý kiến xin liên hệ TS. Nguyễn Duy Hòa: 01203 51 51 68 - Chân thành cảm ơn.

Tags: nuoi tom, ao nuoi tom, nuôi tôm, tom the chan trang, tom cang xanh, tom su


Related news

Giải pháp giảm rủi ro cho người nuôi tôm ở bạc liêu Giải pháp giảm rủi ro cho người nuôi… Tiêu chuẩn mật độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm và biện pháp kiểm soát Tiêu chuẩn mật độ vi khuẩn trong ao…