Mô hình kinh tế Nhà Máy Đạm Cà Mau - Thêm Lựa Chọn Cho Nông Dân

Nhà Máy Đạm Cà Mau - Thêm Lựa Chọn Cho Nông Dân

Publish date Saturday. March 10th, 2012

Nhà Máy Đạm Cà Mau - Thêm Lựa Chọn Cho Nông Dân

Ông Văn Tiến Thanh, PGĐ Cty cho biết, quá trình chạy thử của NM đạm Cà Mau rất thành công, hiện đã đạt 95% công suất. Khi đạt 100% công suất, mỗi ngày NM sẽ cung ứng ra thị trường 2.385 tấn phân Urê hạt đục. Sức chứa tại kho NM hiện nay là 85.000 tấn phân hạt rời và 10.000 tấn đóng bao. Do được đầu tư xây dựng bằng công nghệ tiên tiến nên phân đạm Cà Mau hạt đục có nhiều ưu thế hơn so với phân Urê hạt hiện nay. 
Những đặc tính nổi bật của đạm Cà Mau là hạt to tròn, đồng đều, độ cứng cao, hạn chế tối đa mạt, độ ẩm thấp, chống vón cục, chậm tan, chống thất thoát do bay hơi hoặc bị rửa trôi, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đặc biệt là hàm lượng chất gây bạc màu đất (Biuret) rất thấp, tối đa không quá 0,95% (tiêu chuẩn VN hiện nay là 1,5%). 
Nói về kênh phân phối sản phẩm ra thị trường, ông Thanh cho biết, trước mắt Cty sẽ phối hợp với đạm Phú Mỹ, sử dụng kênh phân phối của đơn vị này để ngay trong vụ hè thu tới sẽ đưa được sản phẩm tới tay nông dân. Trong đó, Cty sẽ tập trung vào thị trường chính là khu vực Nam bộ, mà trọng tâm là ĐBSCL. 
Ông Nguyễn Đức Anh Dũng, Trưởng phòng Tiếp thị Cty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau, liên tục trong nhiều vụ qua, Cty đã phối hợp với ngành nông nghiệp các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL xây dựng các điểm trình diễn để nông dân thấy được hiệu quả của đạm hạt đục. Kết quả trình diễn cho thấy sử dụng phân đạm hạt đục cho hiệu suất sử dụng đạm đạt 60- 70%. Trong khi đó, nếu sử dụng ure thông thường thì khả năng mất đạm lên đến 60% so với tổng lượng đạm bón vào trong đất. 
Ông Nguyễn Tất Thắng, một nông dân ở huyện Thới Bình, Cà Mau tham gia điểm trình diễn phấn khởi cho biết: “Sử dụng đạm hạt đục cho hiệu quả cao hơn, cây lúa chậm xanh nhưng màu xanh của lá giữ được lâu hơn. Ngoài việc chống thất thoát tốt, tăng lượng đạm hấp thu vào cây lúa, đạm hạt đục Cà Mau hạt tròn cứng, khi bón không có hạt bụi (mạt) bám trên lá lúa nên không gây cháy lá. Thêm vào đó, sử dụng phân bón đạm hạt đục cho tỷ lệ hạt chắc cao hơn so với đạm thông thường nên năng suất lúa cũng cao hơn. Vì vậy, khi đạm hạt đục Cà Mau được bán rộng rãi ra thị trường nông dân sẽ có thêm sự lựa chọn trong việc sử dụng phân bón trong SX”. 
Theo ông Thanh, sở dĩ sản phẩm của NM đạm Cà Mau có nhiều ưu điểm nổi trội là nhờ sử dụng công nghệ tiên tiến được cung cấp bởi các nhà cung cấp Bản quyền công nghệ có uy tín trên thế giới. Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ các nước đi đầu như: EU, G7. Các tiêu chuẩn áp dụng cho NM đều là tiêu chuẩn Quốc tế (ASME, API, JIS…). Đây là các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, PCCC của VN. 
NM Đạm Cà Mau là một trong các dự án thành phần của cụm dự án Khí-Điện-Đạm Cà Mau với mục đích bảo đảm cung cấp ổn định phân đạm cho phát triển của đất nước đến năm 2025. NM có tổng vốn đầu tư 900 triệu USD, với công suất 800.000 tấn urê/năm. Nguồn khí thiên nhiên cung cấp cho NM là khí từ lô PM3 -CAA, mỏ Cái Nước thuộc vùng biển Tây nam VN thông qua đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau.

Sáng ngày 5/3/2012 Cty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau, phối hợp với Chi cục BVTV Cần Thơ tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn sử dụng phân đạm hạt đục trên giống lúa OM 2517, vụ đông xuân tại huyện Vĩnh Thạnh - Cần Thơ.

Đây là hội thảo thứ 4 được tổ chức trọng đợt này. Ông Hoàng Văn Thơ chủ ruộng cho biết “Ruộng đối chứng sử dụng urê Trung Quốc dễ bón, dễ trộn, không chảy nước, bón trong vòng 3 ngày thì xanh đậm, sau đó xuống màu ngay, còn ruộng trình diễn urê hạt đục lúa xanh chậm hơn, màu xanh giữ bền, màu lá lúa đẹp, lúa cứng cây, lúa chín đều chắc hạt. Năng suất mô hình trình diễn đạm hạt đục được đánh giá 7,6 tấn/ha, với giá lúa trên 5.000 đ/kg lợi nhuận được 29 triệu/ha, cao hơn so với đối chứng 5 triệu/ha, lúa cứng cây không đổ, tỷ lệ nhiễm rầy nâu ít hơn so với đối chứng.

Chiều cùng ngày, Cty tổ chức hội thảo đánh giá tổng kết mô hình tại phường Vĩnh Lợi – TP Gạch Giá (Kiên Giang). Theo các đại biểu, mô hình sử dụng đạm hạt đục có các chỉ tiêu sinh trưởng: Chiều cao cây, số cây/m2, số bông/m2, số hạt chắc trên/bông, năng suất và chỉ tiêu theo dõi sâu bênh hại đều cho kết quả tốt, năng suất bằng hoặc cao hơn so với đối chứng.

Trần Văn Thắng


Phân Bón - Thừa Nguồn Cung, Khó Lựa Chọn Phân Bón - Thừa Nguồn Cung, Khó Lựa… Thu 24 Tỷ Đồng/năm Từ Rau Má Thu 24 Tỷ Đồng/năm Từ Rau Má