Nhận biết và phòng trị một số bệnh thường gặp khi ương nuôi cá bơn vỉ - Phần 1
Thân cá to, thịt thơm ngon, hàm lượng đạm cao.
Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, sức sinh sản mạnh.
1. Bệnh nấm
Bệnh thường phát sinh khi cá được 25 ngày tuổi, chiều dài cơ thể 9mm.
Cá nhiễm bệnh da bị phồng rộp lên dẫn đến các tế bào biểu bì của cá bị hoại tử.
- Dấu hiệu bệnh lý: cá xuất hiện các đốm trắng thường ở phía trước vây lưng, đó là các quần thể nấm có kích cỡ thường 1x100 µm, vi khuẩn nấm hình sợi.
- Phòng bệnh: Trước và trong quá trình ương nuôi, công trình nuôi, dụng cụ phải vệ sinh, nguồn nước ương nuôi cá phải sạch.
Đây là phương pháp tốt nhất để ngừa bệnh.
- Trị bệnh: phun hoá chất pronopol xuống bể ương nuôi với nồng độ 3-5 ppm.
2. Bệnh truyền nhiễm về đường ruột
Bệnh thường phát sinh ở cá được 30 ngày tuổi, giai đoạn cá chuyển xuống sống đáy.
Nuôi trong điều kiện nhiệt độ nước 18-200C thì tỷ lệ cá mắc bệnh giảm.
Khi cá nhiễm bệnh sẽ chết rất nhanh, thường 3-5 ngày cá có thể chết.
Tác nhân gây bệnh này là do vi khuẩn vibrio sp.
- Dấu hiệu bệnh lý: cá nhiễm bệnh thường bỏ ăn, bụng trướng to, đường tiêu hóa thức ăn không tiêu, cá hoạt động kém, bơi chậm chạp, màu sắc cá biến sang màu xám đen, ống tiêu hóa co rút và khi cá chết giải phẫu phát hiện ống tiêu hóa có rất nhiều khuẩn hình que.
- Biện pháp phòng bệnh: Nguồn gây bệnh thường do nguồn thức ăn là luân trùng và artemia.
Do đó, nuôi luân trùng và ương artemia nên sử dụng tiểu cầu tảo (Chorella sp), không nên nuôi trong điều kiện nhiệt độ quá cao và mật độ ương dày.
Môi trường nước ương phải sạch, không ô nhiễm.
Đây là cách phòng ngừa bệnh có hiệu quả.
- Trị bệnh: Trộn vào thức ăn cá thuốc kháng sinh oxytetracyline với nồng độ 1-2 g/1kg cá/ngày.
Cho ăn liên tục 3-5 ngày, kết hợp bổ sung B.complex và vitamin C.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao