Nhanh Chóng Hoàn Thiện Và Trình Phê Duyệt Quy Hoạch Sản Xuất, Tiêu Thụ Cá Tra
Sáng 10-7, tại TP Cần Thơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến dự thảo “Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” (gọi tắt là Dự thảo).
Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.
Đến năm 2020, diện tích nuôi cá tra toàn vùng đạt 7.260ha với sản lượng 1,6 triệu tấn và nhu cầu con giống để phục vụ khâu nuôi 2,54 tỉ con. Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Bến Tre là 4 địa phương có diện tích nuôi cao nhất.
Trên cơ sở Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020, các địa phương sẽ quy hoạch chi tiết vùng nuôi của địa phương và đánh số ao nuôi cụ thể để phục vụ cho việc xác nhận diện tích, sản lượng nuôi cá tra thương phẩm, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm.
Đồng thời, rà soát lại các dự án đầu tư, phương thức đầu tư phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nuôi cá tra vùng ĐBSCL. Theo ý kiến góp ý của ngành chức năng một số địa phương, cơ quan xây dựng Dự thảo cần rà soát, cập nhật số liệu chính xác về diện tích vùng nuôi và sản lượng hiện nay của vùng ĐBSCL.
Phân tích những yếu tố chính có tác động đến năng suất, sản lượng cá tra như môi trường, dịch bệnh, biến động cung cầu nguyên liệu cá tra thương phẩm… để có những định hướng quy hoạch cụ thể và phù hợp với thực tế nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra của vùng.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, căn cứ vào ý kiến đóng góp của các địa phương, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản-Tổng cục Thủy sản, đơn vị xây dựng Dự thảo sẽ tổng hợp, bổ sung những vấn đề có liên quan và nhanh chóng hoàn thiện nội dung Dự thảo trong tháng 7-2014 để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét phê duyệt.
Khi Quy hoạch được phê duyệt sẽ là cơ sở để các địa phương trong vùng ĐBSCL quy hoạch vùng nuôi và nhu cầu đầu tư của địa phương để đi vào triển khai thực hiện. Từ đó góp phần nâng cao chuỗi giá trị của ngành hàng xuất khẩu chủ lực của vùng và của quốc gia.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao