Tôm thẻ chân trắng Nhiệt độ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn

Nhiệt độ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn

Publish date Wednesday. September 30th, 2015

Nhiệt độ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn

Những tác động của nhiệt độ

Nhiệt độ cao

Tôm, cá là động vật biến nhiệt, thân nhiệt thay đổi theo môi trường sống, do vậy trong quá trình sinh trưởng và phát triển, khi gặp điều kiện thời tiết thay đổi (đặc biệt là nhiệt độ tăng lên) sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể vật nuôi tăng cao;

Theo đó, vật nuôi phải tăng cường hô hấp để cung cấp ôxy, chúng sử dụng thức ăn nhiều hơn, quá trình tiêu hóa cũng nhanh hơn.

Tuy nhiên, sự tiêu hóa thức ăn nhiều như vậy trong khi lượng men tiêu hóa trong cơ thể tôm, cá lại có hạn nên sẽ khó có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng trong thức ăn như ở nhiệt độ bình thường;

Đồng nghĩa là sẽ tiêu tốn nhiều thức ăn mà hiệu quả không cao.

Mặt khác, lượng thức ăn sau khi tiêu hóa được tôm cá thải ra, gặp nhiệt độ cao quá trình phân hủy sẽ xảy ra nhanh, tiêu tốn nhiều ôxy gây thiếu ôxy cục bộ ở tầng đáy, đồng thời sinh ra nhiều khí độc (H2S) và vi khuẩn gây bệnh.

Khi nhiệt độ tăng cao vượt quá giới hạn (trên 320C đối với tôm và trên 350C đối với một số loài cá, như rô phi, chép, tráp, vược…) sẽ gây stress cho vật nuôi, khiến chúng phải tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp, cơ thể sẽ khó thích nghi được với môi trường mới;

Từ đó, dẫn đến sức đề kháng giảm và có nguy cơ bị các vi khuẩn, virut thường trực trong nước tấn công gây bệnh.

Nhiệt độ thấp

Khi nhiệt độ hạ thấp (gió mùa, mưa), quá trình trao đổi chất của tôm, cá sẽ giảm, dẫn đến sức ăn cũng giảm theo, kéo dài thời gian lột xác của tôm và làm chậm tăng trưởng ở cá.

Khi nhiệt độ xuống thấp quá ngưỡng giới hạn, một số loài có sức đề kháng kém sẽ bỏ ăn và chết, đặc biệt là tôm, cá giai đoạn còn nhỏ (cá bột, ương, giống, tôm post). Nếu nhiệt độ hạ thấp kéo dài, vật nuôi sẽ có xu hướng di chuyển xuống đáy ao để tránh rét, nguy cơ tiếp xúc với khí độc và nấm sẽ rất cao.

Theo đặc tính mỗi loài tôm, cá chỉ có thể sử dụng và hấp thụ thức ăn hiệu quả nhất khi sống trong ngưỡng nhiệt độ phù hợp, vì vậy, trong quá trình nuôi người dân cần có những biện pháp thích hợp để mang lại hiệu quả cao.

Biện pháp khắc phục

Quản lý các yếu tố môi trường

Trong quá trình nuôi, khi nhiệt độ thay đổi (theo biến động của thời tiết) thì cần có những biện pháp sau:

Cấp thêm nước vào ao nuôi đảm bảo độ sâu nước từ 1,2 m trở lên nhằm ổn định nhiệt độ nước trong giới hạn tránh stress cho tôm. Dùng lưới chống nắng hoặc bạt căng phía trên mặt ao để hạn chế tăng nhiệt độ nước ao.

Khi thời tiết nắng nóng hay lạnh có thể bơm nước ở tầng đáy ao lắng vào ao nuôi tôm nhằm cấp thêm nước sạch và nước có nhiệt độ ổn định;

Ngoài ra, khi trời nắng nóng, độ mặn nước ao cao thì có thể dùng nước giếng khoan bơm trực tiếp vào ao nuôi để hạ nhiệt độ và độ mặn.

Tăng cường sục khí cho ao nuôi, đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng ôxy hòa tan cho các tầng nước và đáy ao, hạn chế stress cho tôm, cá nuôi.

Chăm sóc

Điều chỉnh thức ăn:

Trong quá trình nuôi, nên căn cứ vào tình hình cụ thể của thời tiết mà tăng, giảm lượng thức ăn cho phù hợp với sức ăn của vật nuôi, tránh thừa hoặc thiếu thức ăn.

Đối với nuôi tôm, khi nhiệt độ thay đổi dưới mức thích hợp, nên giảm 30 – 50% lượng thức ăn hàng ngày và tùy theo khả năng bắt mồi của tôm mà điều chỉnh lượng thức ăn sau khi nhiệt độ nước ổn định trở lại.

Khi thời tiết thay đổi (nắng nóng) quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ xảy ra nhanh hơn và sinh nhiều khí độc có hại cho tôm, cá, do vậy cần phải xiphông lượng chất thải trong ao hàng ngày và duy trì sục khí 24/24 giờ.

>>  Theo nghiên cứu về “Nhiệt độ ảnh hưởng đến tính ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)” của Tiến sĩ Carlos A. Ching và Chalor Limsuwan, Trường Đại học Kasetsart, Thái Lan cho thấy:

Mức độ tiêu thụ và tiêu hóa thức ăn của tôm thay đổi tương ứng theo nhiệt độ của môi trường nước mà chúng sinh sống.

Tags: con tom, nuoi tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ao nuoi tom, che pham sinh hoc, cho tom an, thuc an cho tom


Related news

Bệnh đốm trắng WSSV Bệnh đốm trắng WSSV Nhóm giống gregarine kèm theo bệnh EMS Nhóm giống gregarine kèm theo bệnh EMS