Tin nông nghiệp Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 26-31/12)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 26-31/12)

Author Cục Bảo Vệ Thực Vật, publish date Thursday. December 28th, 2017

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 26-31/12)

Rầy, sâu đục thân 2 chấm, ốc bươu vàng,… hại nhẹ trên mạ chiêm, lúa gieo sạ. Sâu đục thân, chuột, đốm lá,… hại trên ngô.

1. Các tỉnh phía Bắc

Rầy, sâu đục thân 2 chấm, ốc bươu vàng,… hại nhẹ trên mạ chiêm, lúa gieo sạ. Sâu đục thân, chuột, đốm lá,… hại trên ngô. Bọ nhảy, sâu ăn lá, rệp,... hại trên rau màu. Bệnh héo xanh, mốc sương,… hại trên cà chua, khoai tây; sâu khoang, bệnh đốm lá,… hại trên lạc, đậu tương.

Bệnh chồi cỏ có xu hướng tăng trên mía tại Nghệ An; Bệnh chảy gôm, bệnh loét, sẹo, ruồi đục quả, nhện... hại trên cam, chanh, bưởi. Bệnh chết nhanh xu hướng tăng trên tiêu. Bệnh gỉ sắt tăng trên cà phê. Nhện đỏ, rệp sáp, bọ phấn,... hại trên sắn.  

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Cây lúa: Rầy, bệnh khô vằn, đen lép hạt,... hại trên lúa mùa, lúa vụ 10+12 giai đoạn chín - thu hoạch. Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn,... hại trên lúa ĐX giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ trên các giống nhiễm, vùng ổ dịch. Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước.

b) Cây trồng khác: Bệnh xoăn lá cà chua tiếp tục gây hại; bệnh phấn trắng, mốc sương,... hại rau họ bầu bí; bệnh héo xanh, thán thư,... hại rau họ cà; sâu khoang, gỉ sắt,... hại nhẹ trên cây lạc và đậu đỗ. Bệnh đốm lá, khô vằn,... hại ngô giai đoạn trỗ cờ - thu hoạch. Rệp sáp, rệp vảy, đốm mắt cua,... hại cà phê. Tuyến trùng rễ, rệp sáp, bệnh chết nhanh, chết chậm,... hại hồ tiêu. Sâu đục thân, bọ xít muỗi, thán thư,… hại điều. Sâu non bọ hung, bệnh sọc đỏ, trắng lá do Phytoplasma... hại cục bộ mía ở Gia Lai. Bọ cánh cứng phát sinh gây hại dừa. Bệnh đốm nâu, thán thư,... tiếp tục hại thanh long.  

3. Các tỉnh phía Nam

a) Cây lúa: Rầy nâu phổ biến tuổi 4,5, trưởng thành. Đối với lúa ĐX đã xuống giống cần theo dõi rầy di trú, che chắn nước kịp thời đối với lúa dưới 20 ngày sau sạ. Đối với lúa ĐX xuống giống đợt cuối tháng 12/2017 đầu tháng 1/2018 cần theo dõi rầy nâu vào đèn, khí tượng thủy văn, xuống giống tập trung, đồng loạt né rầy. Bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Ngoài ra, lưu ý đối với ốc bươu vàng, sâu năn, chuột, đen lép hạt.

b) Cây trồng khác: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tăng trên tiêu. Bọ xít muỗi giảm và bệnh thán thư tăng nhẹ trên điều. Bọ cánh cứng tăng nhẹ và bọ vòi voi giảm nhẹ trên dừa.

+ Khuyến cáo: (H.A.I)

Trên lúa:

+ Trừ ốc bươu vàng hại lúa, dùng Honeycin 6G rải trên ruộng lúa xăm xắp nước 3-5cm khi ốc xuất hiện, hoặc rút nước cho ốc tập trung theo rãnh rồi rải thuốc diệt ốc.

+ Dùng Clincher 200EC với hoạt chất Cyhalofop – buty 20% w/w do Dow AgroSciences B.V sản xuất để phòng trừ cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực trên lúa (giai đoạn 5-12 ngày sau sạ).

+ Trừ rầy nâu, dùng Applaud 25WP - Giải pháp trừ rầy nâu (môi giới truyền bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá); hoặc dùng Wellof 3GR. Đối với sâu cuốn lá nhỏ dùng Opulent 150SC; hoặc Wellof 330EC. Trừ sâu đục thân hại lúa, dùng Nurelle D 25/2.5EC. Phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn trên lúa, dùng BEAM 75WP – “Cắt ngay cháy lá”. Dùng Aviso 350SC phòng trừ bệnh lem lép hạt.

+ Phối hợp BEAM 75WP + Bonny 4SL + Aviso 350SC để phòng trừ bệnh đạo ôn, bạc lá do vi khuẩn và lem lép hạt cùng lúc tấn công cây lúa. Sử dụng Pulsor 23DC, Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.

Cây rau: Dùng phân bón lá Foliar Blend để cung cấp dinh dưỡng vi lượng dễ hấp thụ cho cây trồng, kích thích sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Dùng Gekko 20SC với hoạt chất Amisulbrom 200g/l phòng trừ bệnh sương mai, giả sương mai trên dưa leo, cà chua.

Cây ngô (bắp): Dùng Maxer 660SC trừ cỏ giai đoạn từ 7-20 ngày đối với ruộng biến đổi gen.

Cây tiêu: Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm trên tiêu, khuyến cáo phòng bệnh định kỳ; kết hợp phun phủ trụ các sản phẩm Manozeb 80WP + Bonny 4SL, kết hợp rải Wellof 3GR trừ rệp sáp gốc và rễ. Để trừ tốt nấm Phytophthora (nguyên nhân gây ra bệnh chết nhanh cây tiêu), dùng Gekko 20SC – Chứa hoạt chất Amisulbrom để tiêu diệt mầm bệnh.

Cà phê: Phòng bệnh thán thư (khô cành, quả) sử dụng Manozeb 80WP kết hợp Aviso.


Kỹ thuật trồng cây Đào tiên vừa làm cảnh vừa lấy quả chữa bệnh cực tốt Kỹ thuật trồng cây Đào tiên vừa làm… Trồng rau ngổ trên sông thu nhập khá Trồng rau ngổ trên sông thu nhập khá