Những điều cần lưu ý trong chăm sóc ruộng lúa sạ khóm
Ruộng lúa sạ khóm sẽ giúp nông dân giảm đáng kể lượng lúa giống gieo sạ nhưng cần phải có kỹ thuật chăm sóc tốt thì lúa mới đạt năng suất cao.
Ruộng lúa sạ khóm cần có giải pháp kỹ thuật thúc đẩy ruộng lúa đẻ chồi sớm, đẻ chồi tập trung, làm sao từ mỗi chồi cái đẻ thêm bình quân 2 chồi con để có được 600 – 700 chồi/m2, giúp đạt số bông lý tưởng cho năng suất lúa tối đa. Ảnh: Trung Chánh.
Với hình thức sạ lúa theo khóm (sạ cụm), đặc biệt là với nhóm giống có thời gian sinh trưởngngắn ngày (dưới 95 ngày), do lượng hạt giống gieo sạ thưa, chỉ 50 – 60 kg hạt giống/ha, tương đương mức 200 – 240 hạt giống/m2 nên để đạt được mức 500 – 600 bông/m2 cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đẻ chồi của ruộng lúa.
Điều đó có nghĩa là, trong chăm sóc ruộng lúa sạ khóm cần có giải pháp kỹ thuật thúc đẩy ruộng lúa đẻ chồi sớm, đẻ chồi tập trung, làm sao từ mỗi chồi cái đẻ thêm bình quân 2 chồi con để có được 600 – 700 chồi/m2, từ đó có thể đạt được 500 – 600 bông/m2, là số bông lý tưởng cho năng suất lúa tối đa. Giải pháp kỹ thuật cần đặc biệt quan tâm trong chăm sóc lúa sạ khóm để thúc đẩy ruộng lúa đẻ chồi sớm, đẻ chồi tập trung, để đạt được số bông lý tưởng 500 – 600 bông/m2 không gì khác hơn là cần chú ý bón phân sớm.
Với kết quả vượt xa về năng suất và hiệu quả kinh tế của ruộng lúa sạ theo khóm so với các hình thức xuống giống khác (cấy, sạ hàng, sạ lan …), thời gian gần đây hình thức sạ lúa theo khóm đã được nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt quan tâm. Theo đó, hình thức sạ lúa theo khóm cũng đã được Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (chương trình phối hợp giữa Trung trung Khuyến nông Quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền) lồng ghép vào mô hình canh tác lúa thông minh trong kế hoạch thực hiện năm 2022.
Tuy nhiên, mỗi một tiến bộ kỹ thuật mới nói chung và hình thức sạ lúa theo khóm nói riêng đều có yêu cầu về kỹ thuật cần tuân thủ, bằng không có thể không đạt được mục tiêu đề ra, và hơn thế nữa có thể còn thua xa các hình thức xuống giống khác. Trước hết, chúng ta đã biết bài toán về năng suất ruộng lúa: Để đạt được năng suất cao thì ruộng lúa cần phải có nhiều bông và bông to, nhiều hạt.
Thực nghiệm và kết quả trong sản xuất đã chứng minh, ruộng lúa sạ khóm cũng như ruộng lúa cấy có bông lúa dài và số hạt trên bông nhiều hơn khá nhiều so với ruộng lúa sạ lan, sạ dày. Điều đó có nghĩa là, trong điều kiện bình thường, với ruộng lúa sạ khóm, ruộng lúa cấy khỏi cần đặc biệt quan tâm đến chiều dài bông. Thực nghiệm và kết quả trong sản xuất cũng chứng minh, để đạt được năng suất tối đa, bên cạnh yêu cầu ruộng lúa có bông to, nhiều hạt thì ruộng lúa còn cần có số bông trên mỗi mét vuông đạt từ 500 – 600 bông.
Với hình thức sạ lan, sạ dày mức gieo sạ từ 120 – 150 kg giống/ha thì số hạt giống gieo trên mỗi mét vuống đã là 480 – 600 hạt, nghĩa là đã tiếp cận mức lý tưởng 500 - 600 bông/m2 để cho năng suất lúa tối đa, do vậy vấn đề đẻ chồi mới không là vấn đề cần quan tâm nhiều.
Ngược lại, với hình thức sạ lúa theo khóm (đặc biệt là với nhóm giống có thời gian sinh trưởng dưới 95 ngày), do lượng hạt giống gieo sạ thưa, chỉ 50 – 60 kg hạt giống/ha, tương đương mức 200 – 240 hạt giống/m2 nên để đạt được mức 500 – 600 bông/m2 cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đẻ chồi của ruộng lúa. Điều đó có nghĩa là, trong chăm sóc ruộng lúa sạ khóm cần có giải pháp kỹ thuật thúc đẩy ruộng lúa đẻ chồi sớm, đẻ chồi tập trung, làm sao từ mỗi chồi cái đẻ thêm bình quân 2 chồi con để có được 600 – 700 chồi/m2, từ đó có thể đạt được 500 – 600 bông/m2, là số bông lý tưởng cho năng suất lúa tối đa.
Giải pháp kỹ thuật cần đặc biệt quan tâm trong chăm sóc lúa sạ khóm để thúc đẩy ruộng lúa đẻ chồi sớm, đẻ chồi tập trung, để đạt được số bông lý tưởng 500 – 600 bông/m2 không gì khác hơn là cần chú ý bón phân sớm ở lần bón thứ 1 và thứ 2.
Thông thường với lúa sạ lan, mốc thời gian khuyến cáo bón phân lần 1 là 07 - 12 ngày sau sạ và bón phân lần 2 là 17 - 22 ngày sau sạ. Tuy nhiên, với lúa sạ khóm cần lưu ý: Thời gian bón phân lần 1 là 07 - 08 ngày sau sạ (sau khi đã hoàn thành việc phun thuốc trừ cỏ trước đó 03 - 04 ngày). Thời gian bón phân lần 2 là 17 - 18 ngày sau sạ (sau khi đã hoàn thành việc cấy dặm trước đó 03 - 04 ngày). Các lần bón phân sau cho lúa sạ khóm như cho lúa sạ bình thường.
Việc bón phân sớm cho ruộng lúa sạ khóm để có được số chồi tối đa, cùng với đặc tính bông lúa to, nhiều hạt của ruộng lúa sạ khóm trong tổng thể các giải pháp kỹ thuật đồng bộ khác chắc chắn sẽ cho chúng ta năng suất lúa kỳ vọng.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao