Sò huyết Những lưu ý khi nuôi sò huyết - Phần 1

Những lưu ý khi nuôi sò huyết - Phần 1

Author NTNN, publish date Tuesday. August 16th, 2016

Những lưu ý khi nuôi sò huyết - Phần 1

Trong đó Bến Tre, Kiên Giang là hai tỉnh có phong trào nuôi sò mạnh nhất cả nước.

Năng suất bình quân đạt 60-70 tấn/ha.

Chọn địa điểm

Tốt nhất là đặt ở vùng hạ triều vì ở đó có thời gian đất ngập nước nhiều hơn.

Nếu để sò sống ở vùng nước sâu sẽ có thời gian bắt mồi dài hơn, sinh trưởng nhanh hơn, nhưng lại khó quản lý và khai thác.

Ở eo vịnh, cửa sông vừa ít sóng gió lại có nước ngọt chảy vào bổ sung thêm muối dinh dưỡng.

Nơi có nền đáy là bùn pha cát mềm (90% là bùn + 10% là cát) lớp bùn đáy không quá 10cm và có màu vàng nâu, vừa tạo điều kiện để sò vùi mình dưới bùn khi cần thiết.

Xây dựng bãi nuôi

- Nếu nuôi đơn giản: Tiến hành đóng cột mốc ở 4 góc làm ranh giới quản lý.

Dùng đăng tre hoặc lưới căng xung quanh bãi thành rào chắn không cho sinh vật có hại xâm nhập vào bãi nuôi.

Sau đó, dùng cây gỗ chắc chịu được nước đường kính 10-15cm, dài 1,5-2m làm thành cọc đóng thành hàng xung quanh bãi, mỗi cọc cách nhau 1m và đóng sâu 0,50m.

Dùng đăng lưới căng theo hàng dọc, chân đăng hoặc lưới cắm sâu dưới bùn 0,20m và cột chặt vào các cọc.

Sửa sang lại bãi cho phẳng, không để ứ đọng nước, nhặt hết các tạp vật hại sò.

Nếu bãi cứng phải cày bừa cho tơi xốp.

Cách nuôi này tuy đầu tư ít song lại không bền vững, hàng năm phải thay cọc, lưới hoặc đăng gây quá tốn kém.

- Nuôi kiên cố: Phải thiết kế bãi nuôi có hình chữ nhật và xây dựng kèm theo các công trình.

Bờ bao xung quanh bãi phải đắp chắc chắn, mặt bờ rộng 2-2,5m, đáy bờ 3-3,5m, chiều cao của bờ 1,2-1,5m.

Xây dựng thêm mương bao xung quanh phía trong bờ bao.

Diện tích mương bằng 15-20% diện tích bãi nuôi.

Thủy triều trước khi vào bãi qua mương được lọc lại bùn, cát và các tạp vật khác làm cho nước vào bãi trong sạch.

Mương ngoài tác dụng là rào chắn không cho sinh vật có hại xâm nhập vào bãi còn có nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ trên bãi nuôi.

- Bãi nuôi là nơi sinh sống của sò, bằng phẳng không bị ứ đọng nước.

Cao trình mặt bãi phải đủ để điều chỉnh nước khi cần thiết.

- Cống cấp và tháo nước nhằm điều chỉnh lượng nước trong bãi nuôi.

Cống làm bằng xi măng, bằng gỗ hoặc bằng cây dừa.

- Phía trước bãi nuôi và đối diện với cửa cống cấp nước xây một bờ ngăn cao 0,6m, bề mặt 0,6m, cách bãi nuôi chừng 1,5m và cách cửa cống 1,5m, mục đích làm phân tán dòng chảy, giảm lưu tốc chảy của nước từ cống cấp vào bãi đảm bảo cho bãi nuôi không bị xói mòn.


Nuôi sò huyết trong đầm - Phần 2 Nuôi sò huyết trong đầm - Phần 2 Gây giống và nuôi bán nhân tạo sò huyết (Tegillarca granosa) ở Trung Quốc - Phần 3 Gây giống và nuôi bán nhân tạo sò…