Nông dân huyện Kbang điêu đứng với cây cao su
Nhưng đến khi vườn cao su bước vào thời kỳ khai thác thì giá mủ cao su rớt thê thảm làm cho nhiều hộ dân nếm “trái đắng” và lại loay hoay phá bỏ cây cao su để chuyển sang cây trồng khác.
Từ năm 2007, thấy mủ cao su có giá, người dân huyện Kbang bắt đầu đổ xô vào trồng cao su.
Song khi cây cao su của bà con bắt đầu được khai thác thì giá mủ tụt xuống thấp, bị lỗ nặng khiến người dân nản chí không chăm sóc vườn cao su nữa và lại ồ ạt chặt bỏ để trồng cây khác.
Ông Bùi Văn Đà (tổ 11, thị trấn Kbang, huyện Kbang) cho biết: Năm 2007 khi cây cao su có giá trị kinh tế cao, ngoài việc chuyển 1,5 ha đất trồng cây ăn quả, tôi còn thuê thêm 8 ha đất khác để trồng cây cao su.
Đến năm 2012, khi cao su bắt đầu bước vào thời kỳ khai thác cũng là lúc giá mủ bắt đầu giảm mạnh.
Hiện với 1 ha cao su, thu trong 1 tháng bán được khoảng 7 triệu đồng, trong khi đó phải trả tiền thuê nhân công mất 6 triệu đồng.
Thu chỉ vừa đủ trả tiền công nên 2 năm qua tôi không thu hoạch nữa.
8 ha đất tôi thuê 20 năm với giá khoảng 100 triệu đồng mỗi năm, đầu tư hơn 1 tỷ đồng giống, phân bón trong thời gian qua, đến nay coi như trắng tay.
Do đó, tôi quyết định phá bỏ cao su để quay lại trồng cây ăn quả.
Hiện tôi đã phá 3 ha cây cao su chuyển sang trồng cây ăn quả và trong thời gian tới sẽ phá hết để chuyển sang trồng cam, quýt.
Cũng như gia đình ông Đà, sau nhiều năm trồng cao su mà không có lợi nhuận, từ đầu năm nay, nhiều hộ trồng cao su ở khu vực Dốc Ngựa (xã Đông, huyện Kbang) đã phá bỏ để trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Họ tận dụng gốc cao su làm trụ để làm giàn trồng chanh dây.
Anh Lê Văn Tân (tổ dân phố 1, thị trấn Kbang, huyện Kbang) cho biết:
Nhà trồng khoảng 2 ha cao su nhưng sau 8 năm đầu tư chăm sóc không mang lại lợi nhuận mà thậm chí còn bị lỗ nên tôi chuyển khoảng 5 sào sang trồng cây chanh dây.
Số còn lại gia đình chưa có kinh phí để chuyển đổi sang cây trồng khác.
Theo thống kê, toàn huyện Kbang có khoảng 800 ha cao su, trong đó có 357 ha cao su tiểu điền.
Diện tích cao su tiểu điền tập trung tại các xã: Đak Smar 181 ha, Sơ Pai 31 ha, Nghĩa An 42 ha, xã Đông 52 ha, thị trấn 10 ha.
Được biết, cây cao su bắt đầu được trồng tại huyện Kbang từ năm 2007 với diện tích khoảng 94 ha của người dân tự trồng.
Đến năm 2012, huyện Kbang bắt đầu triển khai mô hình cao su tiểu điền với diện tích 155 ha, năm 2013 trồng thêm 81 ha và đến năm 2014 trồng thêm 26 ha.
Ông Nguyễn Hữu Chiêu - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang cho biết: Việc người dân ồ ạt chặt bỏ diện tích cao su, hiện chúng tôi chưa có báo cáo cụ thể từ các địa phương.
Thực tế trên địa bàn huyện cây cao su mới được đưa vào trồng mấy năm gần đây, khi đến thời kỳ khai thác thì giá cao su lại tụt xuống thấp một thời gian dài, người trồng cao su bị lỗ nên chuyển sang cây trồng khác.
Trước mắt, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân không nên vội vàng phá bỏ cây cao su.
Trong thời gian giá mủ xuống thấp, người dân có thể ngừng khai thác để cây cao su có thời gian phục hồi và hạn chế đầu tư.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao