Tin nông nghiệp Nông dân Lạng Sơn gật gù với B-TE1

Nông dân Lạng Sơn gật gù với B-TE1

Author PV, publish date Tuesday. April 18th, 2017

Nông dân Lạng Sơn gật gù với B-TE1

Xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn là một trong những điểm thử nghiệm đầu tiên của giống lúa lai mới B-TE1, năm 2014. 

Trong ảnh: Cánh đồng lớn B-TE1 xã Đồng Ý năng suất vượt trội

Bởi vì là giống mới nên rất thận trọng, Trạm Khuyến nông Bắc Sơn vụ mùa đó đã xây dựng mô hình "Cánh đồng mẫu áp dụng tiến bộ kỹ thuật cho cây lúa".

Mục đích chung là xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp bền vững. Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản. Nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, góp phần hoàn thiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu cụ thể là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giống mới cho nông dân, gắn chặt mối liên kết giữa các thành phần cùng tham gia sản xuất và giữa nông dân với nông dân, tăng tính cộng đồng, hạn chế chênh lệch giữa các hộ nông dân trong canh tác. Thay đổi nhận thức, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.

Vì tính đồng bộ của mô hình nên việc triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được hướng dẫn thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt gồm: Áp dụng sạ lúa bằng giàn sạ hàng kéo tay, bón phân viên nén nhả chậm cho lúa, tưới tiêu theo khoa học, sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật đúng, đẩy mạnh cơ giới hóa trong các khâu làm đất, thu hoạch. Quy mô của mô hình là 4ha với 31 hộ tham gia.

Xác định đi chắc chắn từng bước nên công tác tuyên truyền, tập huấn về tổ chức, quản lý, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho bà con nông dân được đặt lên hàng đầu vì đây toàn là những kỹ thuật mới như gieo sạ hàng bằng công cụ kéo tay, sử dụng phân bón viên nén nhả chậm, điều tiết nước cho ruộng sạ theo từng thời kỳ sinh trưởng của lúa, sử dụng thuốc hóa học đúng.

Bởi vậy mà lúa phát triển, sinh trưởng rất khỏe. B-TE1 chỉ nhiễm nhẹ với các loại sâu bệnh, đặc biệt với lem lép hạ và bạc lá là hai bệnh mà không phải giống lúa lai nào cũng kháng được. Số bông hữu hiệu của lúa mô hình cao hơn so với đối chứng là 95 bông/m². Số hạt chắc/bông cao hơn 29 hạt/bông. Năng suất cao hơn so với đối chứng là 38,4 tạ/ha.

Ở bất cứ mô hình nào thì hiệu quả kinh tế vẫn là điều mà người tham gia muốn so kè với những cái cũ, cái quen. Tính đầu vào thì chi phí vật tư của mô hình cánh đồng mẫu và đối chứng có sự chênh lệch ở hạng mục thuốc trừ cỏ, giảm hơn hẳn 692.000 đồng/ha. Chi phí về công lao động giảm được là 34,9 công tương đương 3.490.000 đồng. Tính đầu ra, ngoài năng suất vượt trội đối chứng, giống mô hình còn bán được cao hơn hẳn đối chứng vì chất lượng gạo rất tốt.

Nông dân Lạng Sơn "gật gù" với B-TE1

Tổng hợp cả hai yếu tố, lợi nhuận của mô hình cánh đồng mẫu cao hơn đối chứng 27.633.000 đồng. Đây quả là điều bất ngờ ngay cả với những người chỉ đạo thực hiện mô hình nhất là trong bối cảnh giá lúa thương phẩm thời điểm đó khá thấp mà B-TE1 vẫn bán được tới 7.000 đồng/kg.

Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông huyện, bước đầu mô hình nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân, tạo niềm tin cho người nông dân để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, thúc đẩy phong trào sản xuất tại địa phương (mỗi địa bàn xã thực hiện một mô hình thì sức lan tỏa, nhân rộng sẽ nhanh chóng).

Mô hình cánh đồng mẫu đã tác động tích cực và làm thay đổi tập quán canh tác của người dân: Từ chỗ chỉ sản xuất theo kinh nghiệm cố hữu sang sản xuất có kỹ thuật và dần chủ động tìm kiếm áp dụng các kỹ thuật mới khi thấy rõ hiệu quả và sự cần thiết của việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời mô hình cũng đã tác dụng tích cực đến người dân tại địa bàn thực hiện trong quá trình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. Từ sản xuất lúa mùa muộn năng suất thấp sang sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao cho vụ mùa sớm hơn.

Gây được tiếng vang, từ huyện Bắc Sơn, B-TE1 đã dần dần phát triển ra các huyện khác trong tỉnh như Hữu Lũng mà đặc biệt là Chi Lăng - nơi mà bà con đã quen với chuyện canh tác lúa lai. Nông dân miền ngược khác với nông dân miền xuôi ở chỗ khi đưa một giống mới về quan tâm không chỉ năng suất mà còn phải phù hợp với tập quán canh tác mà nhất là phù hợp với khẩu vị của mình.

Họ thích cơm khô, vị đậm để chan canh nên từ lâu vẫn giữ một tỷ lệ rất lớn là Bao Thai dù năng suất của giống lúa này khá thấp. Từ khi đưa B-TE1 vào nông dân Lạng Sơn đã tìm thấy một giống có ưu thế hơn hẳn về năng suất, cơm ăn không bị ướt mà chỉ hơi dẻo, vị đậm đà, mùi thơm dịu, giữ lại ăn đã hợp mà bán cũng được giá. Chính vì thế trên chân đất vẫn thường cấy Bao Thai nay đã nhiều người khẳng định không gì thay thế tốt bằng B-TE1.


Bộ đôi giống lúa có năng suất, chất lượng vượt trội Bộ đôi giống lúa có năng suất, chất… Kỹ sư 8x trồng nấm bào ngư thu trăm triệu đồng Kỹ sư 8x trồng nấm bào ngư thu…