Tin nông nghiệp Nuôi 100 con chim trĩ xanh, nhẹ nhàng lãi 1 tỷ đồng/năm

Nuôi 100 con chim trĩ xanh, nhẹ nhàng lãi 1 tỷ đồng/năm

Author Lưu Minh, publish date Wednesday. April 27th, 2016

Nuôi 100 con chim trĩ xanh, nhẹ nhàng lãi 1 tỷ đồng/năm

Lên Tây Bắc lùng mua chim Trĩ

Anh Nguyễn Minh Tuệ cho biết: “Tôi nuôi chim trĩ xanh được 4 năm. Một lần, đến nhà người bạn chơi thấy có một đôi chim trĩ xanh tuyệt đẹp khiến tôi mê mẩn. Từ đó, tôi bắt đầu tự lần mò tìm hiểu và quyết định lùng mua về nuôi thử”.

Tuy nhiên, để tìm được giống chim trĩ xanh thuần chủng cực khó bởi trên thị trường hầu hết là chim trĩ đã lai tạo, không phải giống chim thuần chủng. "Tôi phải đi khắp vùng rừng núi Tây Bắc. Đi từ Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên… thậm chí vào tận Thanh Hoá để lùng mua giống chim trĩ xanh thuần chủng về nuôi". Anh Tuệ nói.

Mỗi chuyến đi như vậy, anh không mua được nhiều. Lần nào may mắn thì được 2-3 con, không thì chỉ có 1 con, có đôi lần đi mất cả tuần liền còn chấp nhận về tay không. Khi mua được chim trĩ xanh thuần chủng, anh còn phải đem đến Viện Chăn nuôi nhờ phân tích mẫu gen để biết chính xác có phải loại "xịn" hay không.

"Ngoài nuôi vì đam mê, vì mục đích để làm kinh tế, tôi còn nuôi vì dự án bảo tồn gen dòng chim trĩ xanh quý hiếm này giống như dự án bảo tồn các loại gà cổ thuần chủng ở Việt Nam của tôi. Do đó, phải chọn loại thuần chủng 100% để nuôi chứ không nuôi loại chim đã lai tạo", anh Tuệ chia sẻ. Sau gần một năm băng rừng vượt núi đi tìm chim trĩ thuần chủng, anh Tuệ cũng có đàn chim trĩ xanh gần 40 con cả trống để tiến hành làm trại nuôi chim trĩ sinh sản, nhân đàn.

Nói về kỹ thuật nuôi chim trĩ, anh Tuệ cho biết: "Gà có 36 loại bệnh nhưng chim trĩ chỉ có 5 loại bệnh nên nuôi chim trĩ dễ như chơi". Theo anh Tuệ, nuôi chim chĩ xanh chỉ khó khăn ở thời điểm bóc trứng, cần phải chăm sóc kỹ, tiêm vắc xin đầy đủ tránh bệnh tật về sau. Trong một tháng tuổi, chim được cho ăn cám công nghiệp. Sau thời gian đó bắt đầu cho ăn ngô, lúa giống như nuôi gà thả vườn. Khi chim trĩ được 4 tháng tuổi có thể cho ăn thêm các loại rau như: bắp cải, rau muống, rau chuối…

Chuồng trại nuôi chim trĩ cũng khá đơn giản, chỉ cần làm một mái lán che mưa, còn lại là diện tích thả ngoài trời cho chim chạy chơi.

Dễ dàng kiếm lãi 1 tỷ/năm

Với trang trại rộng 3.000m2, anh Tuệ khoe: "Giờ đây trại nuôi chim trĩ sinh sản của anh lúc nào cũng có trên một 100 con bố mẹ". Chim trĩ nuôi đến tháng thứ 9 thì bắt trưởng thành, nặng khoảng 1,2-1,5kg/con và bắt đầu đẻ trứng. Với đàn chim 80 con mái, mỗi năm đẻ khoảng 8.000 quả trứng, tỷ lệ ấp nở thành công được 80%. Tính ra, mỗi năm anh Tuệ xuất chuồng được trên 6.000 con chim trĩ 1 tháng tuổi.

Khi nhắc tới doanh thu của trại chim, anh Tuệ tiết lộ: "Nuôi loại chim này một vốn 4 lời. Chỉ nuôi có trên 100 con chim trĩ xanh sinh sản nhưng năm nào tôi cũng đều tay thu lãi 1 tỷ đồng". Anh Tuệ giải thích, tiền đầu tư trang trại không lớn, chỉ hết khoảng 30 triệu. Số tiền này sẽ khấu hao trong vòng 6-7 năm.

Còn về chim bố mẹ sinh sản, do giống chim này ăn cực ít, lượng thức ăn nuôi một con chim trưởng thành chỉ bằng 1/5 so với nuôi một con gà. Đặc biệt, chim trĩ bố mẹ nuôi từ lúc bóc trứng đến thời kỳ sinh sản chỉ 2 năm là phải phá đàn, thay thế đàn mới. Nên khi phá đàn, chim trĩ bố mẹ có thể bán nuôi cảnh và bán thịt cho nhà hàng. Nếu chim đẹp có thể bán được làm cảnh thì giá cao, khoảng 2,7 triệu đồng/đôi. Còn bán thịt cho nhà hàng 550.000 - 900.000 đồng/con.

Tuy nhiên, số tiền lãi từ chim bố mẹ không thể bằng được số tiền lãi từ bán chim con 1 tháng tuổi. Anh cho Tuệ chia sẻ, mỗi năm anh xuất bán ra thị trường khoảng 6.000 chim trĩ con 1 tháng tuổi với giá bán từ 160.000-200.000 đồng/con tuỳ thời điểm. Do đó, anh có thể thu về khoảng gần 1,1 tỷ đồng, trừ đi chi phí anh lãi được 1 tỷ đồng.

"Nhiều người sẽ nghĩ tôi nói khoác nhưng chim Trĩ xanh hiện nhu cầu của thị trường cực cao. Giá theo đó cũng đắt đỏ hơn giống chim trĩ đỏ rất nhiều". Từ con giống đến chim thịt, khách muốn mua đều phải đặt hàng trước vì số lượng chim cung cấp ra thị trường không đủ".

Vì thế, anh Tuệ cũng cho biết, thời gian tới anh vẫn tiếp tục mở rộng trại nuôi và tiếp tục tăng số lượng đàn chim bố mẹ để cung cấp chim ra thị trường được nhiều hơn.


Mở đường cho trái cây vào Australia Mở đường cho trái cây vào Australia Diện mạo mới trên đất Tổ Diện mạo mới trên đất Tổ