Mô hình kinh tế Nuôi ba ba gai ở vùng núi đá, mỗi năm thu gần 1 tỷ đồng

Nuôi ba ba gai ở vùng núi đá, mỗi năm thu gần 1 tỷ đồng

Author Thanh Tâm, publish date Thursday. December 15th, 2016

Nuôi ba ba gai ở vùng núi đá, mỗi năm thu gần 1 tỷ đồng

Bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê, ông Phạm Tất Đạt ở phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) đã thành công với mô hình nuôi ba ba gai.

Trong ảnh: Ông Phạm Tất Đạt thu hoạch lứa ba ba gai thịt cuối cùng trong năm 2016. ảnh: Lê Bích

Qua sách, báo, truyền hình, ông Đạt biết tới mô hình nuôi ba ba gai cách đây 20 năm. Năm 1997, ông bắt đầu nuôi ba ba nhưng vốn mỏng nên chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ. Năm 2010, được sự ủng hộ từ gia đình, ông mạnh dạn vận động bà con lối xóm cho dồn đổi toàn bộ diện tích đất 4.000m2 của gia đình về cánh đồng khô cằn thiếu nước để quy hoạch thành trang trại nuôi ba ba. Năm 2012, được Hội ND cho vay 30 triệu đồng vốn Quỹ HTND, ông mở rộng quy mô nuôi ba ba.

Với số tiền đó, ông đã xây dựng 2.000m2 ao đủ tiêu chuẩn nuôi số lượng lớn ba ba thương phẩm, ba ba sinh sản. Hiện nay, diện tích nuôi ba ba gai của gia đình ông Đạt đã lên tới 5 ao với tổng diện tích hơn 5.400m2 và nhiều chuồng ấp trứng.

Ông Đạt cho biết: "Ba ba gai là loài tương đối dễ nuôi, chúng ít khi bị bệnh dịch. Ba ba gai to hơn và thịt rất thơm, ngọt, nuôi nhanh lớn hơn các loại ba ba thường…”.

Theo ông Đạt, mỗi lần cho ăn theo tỷ lệ thức ăn chiếm 10 – 15% trọng lượng ba ba. Thức ăn chính của chúng là các loại tép, ốc, tôm, cua... Mỗi năm ba ba gai mẹ đẻ từ 3-4 lứa, mỗi lứa từ 15-18 quả trứng. Khi ba ba mẹ đẻ phải tách riêng con đực và con cái theo tỷ lệ 1 đực và 5 cái. Chuồng ấp trứng ba ba phải được đảm bảo duy trì nhiệt độ từ 30-32 độ C. Xung quanh ao, ông Đạt làm hàng rào cao từ 50-60cm để ba ba  không bò ra ngoài. Trên ao có chỗ phơi nắng và chuồng cho ba ba gai đẻ trứng. Ao nuôi có cống thông với kênh để thường xuyên thay nước mới.

Mỗi năm, ông Đạt xuất bán hàng tấn thịt ba ba gai thương phẩm, 8.000-10.000 con giống cho các trang trại trong và ngoài tỉnh, tổng doanh thu xấp xỉ gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí lợi nhuận đạt hơn 400 triệu đồng. Cùng với Hội ND, ông Đạt tích cực giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn về vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi ba ba gai và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân.

Bạn đọc có nhu cầu tư vấn kỹ thuật, kinh nghiệm, mua bán con giống ba ba gai có thể liên hệ với ông Phan Tất Đạt, số điện thoại: 0912.068.404.


An Giang: Hiệu quả mô hình trồng nấm rơm bằng nguyên liệu bông vải An Giang: Hiệu quả mô hình trồng nấm… Hòa Bình: Thu nhập hàng tỷ đồng nhờ cây bưởi Hòa Bình: Thu nhập hàng tỷ đồng nhờ…