Cá bống tượng Nuôi cá bống bớp người nông dân không cần lo đầu ra

Nuôi cá bống bớp người nông dân không cần lo đầu ra

Author Minh Khoa, publish date Monday. February 5th, 2018

Nuôi cá bống bớp người nông dân không cần lo đầu ra

Cá bống bớp là loài cá đặc sản, thịt thơm ngon,có giá trị kinh tế cao mà kỹ thuật nuôi loài cá này đơn giản, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên.

Cá bống bớp là loài dễ nuôi có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Hải Đăng/tạp chí Thủy sản Việt Nam

Cá bống bớp (danh pháp hai phần: Bostrychus sinensis), còn có tên là cá bớp hay cá bống bốn mắt là một loài cá nước lợ thuộc họ Cá bống đen. Cá bống bớp không những được thị trường trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu sống sang một số nước. Việt Nam cá bống bớp được phân bố ở các tỉnh như: Quảng Ninh (Tiên Yên, Hải Phòng (Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Thái Bình (Cửa Lân, Nam Định (Cửa Ba Lạt, Giao An, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (Cửa Sót, Nam Trung bộ, Tây Nam bộ, Đông Nam bộ.

Theo kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Tuấn, cá bống bớp da trơn, bao phủ bởi những vẩy rất nhỏ, thân hình trụ tròn với đầu ngắn, mắt nhỏ và mõm tầy. Thông thường cá bống bớp dài chừng 15 đến 18 cm và cân nặng từ 150 đến 300 gam, loài này lớn chậm nhưng thịt chắc, thịt thơm ngon nên giá trị kinh tế cao. Thức ăn của cá bống bớp là các loại như  tôm, tép, cua nhỏ, hay cá tạp...

Chuẩn bị ao nuôi

Loài cá này ưa sống nước lợ, nên ao nuôi gần các vùng triều nước lợ là tốt nhất.  Đáy ao là cát bùn và thịt pha cát là tốt nhất. Độ mặn dao động trong khoảng 5-25‰. Độ sâu trung bình: 1,2 - 1,5 m.  Ao có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Đáy ao bằng phẳng, hơi nghiêng về phía cống thoát. Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ.

Trước khi thả cá cần phải cải tạo lại ao, lấp hết các lổ hổng ở chân và bờ, làm sạch cỏ dại. Ao nuôi được tát cạn, vét bớt bùn, tu sửa lại bờ ao, cống ao, phát quang bờ ao. Dùng bạt lót xung quanh bờ, tránh tình trạng cá đào hang xuyên bờ đi mất. Tiến hành cày bừa trang phẳng đáy ao. Rắc vôi với liều lượng tùy thuộc vào pH đất.

Chọn giống và thả giống

Chọn giống khỏe mạnh, không dị hình, không có dấu hiệu mắc bệnh, bơi lội linh hoạt, phản xạ nhanh; không bị mất nhớt, thước đồng đều, cỡ giống khoảng 6 - 8 cm nếu thả cá kích thước không đồng đều có thể cá sẽ ăn lẫn nhau, mật độ thả 10 - 12 con/m2 tùy vào điều kiện đầu tư, chăm sóc.

Mùa vụ thả giống tốt nhất nên thả vào 2 vụ: Vụ 1 từ tháng 3 đến tháng 8; Vụ 2 từ tháng 8 đến tháng 12; Vụ 1 không nên thả sớm vị thời tiết đầu năm rét cá dễ bị chết nhiều.

Vì cá bống bớp là loài cá lâu lớn, nên chọng cá giống lớn là thời gian nuôi ngắn rút ngắn được mùa vụ, không bị bệnh lở loét, xuất huyết, kích cỡ thương phẩm lớn, tỷ lệ hao hụt thấp. Nếu thả cá nhỏ, thời gian nuôi dài, dịch bệnh nhiều, kích cỡ thương phẩm nhỏ, tỷ lệ hao hụt cao.

Cách chăm sóc cá

Các bống bớp không kén thức ăn, thức ăn của loài cá này là cá nhỏ,  tôm, tép,... nên cho cá ăn thức ăn tươi trong trường hợp dự trữ thức ăn thì nên dự trữ như moi khô, cá khô ngâm với nước cho mềm, ngoài ra có thể cho ăn thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế với hàm lượng đạm trên 20%.

Cá ăn ngày 2 lần, cần quan sát khả năng bắt mồi của cá và lượng thức ăn thừa trong sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn một cách thích hợp nhất.Nguồn thức ăn cho cá không bị hư hỏng, ươn thối, được rửa qua nước sạch trước khi cho ăn, giảm được nguồn vi khuẩn có hại trong thức ăn.Sử dụng sàng ăn bằng khung nhựa hoặc tre, gỗ để cho cá ăn.

Định kỳ thay nước 2 lần/tháng, mỗi lần từ 10 - 20% lượng nước ao nuôi. Định kỳ sử dụng men vi sinh hoặc chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước ao nuôi. Từ tháng nuôi thứ 2 cần quạt nước hoặc sục khí để tăng hàm lượng oxy hòa tan.


Làm giàu từ cá bống tượng Làm giàu từ cá bống tượng Kỹ thuật nuôi cá Bống tượng, cá Chình Kỹ thuật nuôi cá Bống tượng, cá Chình