Tin thủy sản Nuôi cá lồng bè trên biển đặc biệt cần chú trọng đến môi trường nước

Nuôi cá lồng bè trên biển đặc biệt cần chú trọng đến môi trường nước

Author T.KHOA, publish date Friday. July 1st, 2016

Nuôi cá lồng bè trên biển đặc biệt cần chú trọng đến môi trường nước

Sau khi khảo sát, kiểm tra thực tế tại đây, ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho hay, khu vực nuôi cá của hộ ông Sáu, ông Lộc có dòng chảy yếu, khi triều cường nước vẫn cạn, độ sâu còn khoảng 4m; trong khi đó khu vực nuôi của hai hộ còn lại thông thoáng hơn, dòng chảy mạnh, triều cường lên độ sâu trên 6m.

Điều đáng lưu ý, cách hộ nuôi bị thiệt hại khoảng 200m hướng vào bờ biển là cơ sở chế biến cá cơm của ông Huỳnh Chí Thiện; cách 800m cũng xuất hiện thêm cơ sở chế biến cá cơm nữa của ông Huỳnh Văn Xuất. Việc nuôi cá tại khu vực không mấy thuận lợi về môi trường đối với hai ông Sáu, Lộc đã được chính quyền, người dân trong vùng cảnh báo trước về nguồn nước cơ sở cá cơm thải ra biển, sẽ có nguy cơ ô nhiễm.

Trong khuôn khổ khảo sát của đoàn liên ngành (Chi cục Thủy sản, Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường, Công an huyện Hàm Thuận Nam, UBND xã Tân Thành), Chi cục Bảo vệ môi trường đã tiến hành thu 3 mẫu nước biển (2 mẫu nước hộ ông Nguyễn Văn Sáu, ông Nguyễn Đức Lộc có cá chết, 1 mẫu nước hộ ông Cao Quốc Ẩn cá bình thường); Chi cục Thủy sản thu mẫu cá bớp xét nghiệm dịch bệnh, mẫu nước biển tại bè nuôi cá chết để phân tích các chỉ tiêu nuôi trồng thủy sản thông thường. Riêng mẫu nước thải cơ sở chế biến cá cơm do UBND xã Tân Thành lấy trước đó cũng bàn giao lại cho Chi cục Bảo vệ môi trường phân tích.

Qua khảo sát này, ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản xác nhận, UBND tỉnh chưa quy hoạch nuôi cá biển lồng bè tại huyện Hàm Thuận Nam, do vậy 4 hộ nuôi cá lồng bè tại Mũi Điện thuộc thôn Kê Gà, xã Tân Thành là tự phát, không theo quy hoạch. Nguyên nhân cá nuôi chết sẽ chờ kết quả phân tích, xét nghiệm các chỉ tiêu ô nhiễm để xác định rõ.

Tuy nhiên trước mắt cho thấy hai hộ nuôi cá bị tổn thất nằm ở khu vực không được thuận lợi so với hai hộ nuôi không bị thiệt hại, đó là do lồng bè nằm ở nơi dòng nước biển chảy yếu, nước cạn, gần nguồn phát sinh ô nhiễm từ các cơ sở chế biến cá cơm lân cận.

Trước đó Chi cục Thủy sản cũng cho hay, khu vực Lạch Dù, xã Tam Thanh, đảo Phú Quý, hơn 10 hộ cũng bị thiệt hại nhiều lồng bè cá, tổn thất 1,2 tỷ đồng. Nguyên nhân cá nuôi lồng bè tổn thất được cho là đến thời kỳ rong lá lụa chết, cùng với thời tiết nắng nóng kéo dài, làm nước biển thiếu o xy cục bộ.

Trong khi đó, những hộ nuôi dời lồng bè ra xa bờ, cá mú nuôi đảm bảo an toàn. Chi cục Thủy sản khuyến cáo, người nuôi đặc biệt chú trọng đến môi trường nước trong khu vực, nhất là lúc giao mùa để nuôi cá lồng bè thực sự đem lại hiệu quả.


Khánh Hòa loay hoay nâng tầm cho cá ngừ đại dương Khánh Hòa loay hoay nâng tầm cho cá… Nông dân vùng kênh Đông chưa mặn mà nuôi cá, tôm Nông dân vùng kênh Đông chưa mặn mà…