Cá trắm cỏ Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng - Nuôi ở lồng bè trên sông, hồ

Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng - Nuôi ở lồng bè trên sông, hồ

Author Việt Linh, publish date Friday. August 26th, 2016

Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng - Nuôi ở lồng bè trên sông, hồ

II. Nuôi ở lồng bè trên sông, hồ:

Lồng có dạng hình khối chữ nhật hoặc mùng, kích thước dài x rộng x cao: Kích thước phổ biến hiện nay là: 3m x 2m x 1,7m hoặc 4m x 3m x 1,7m - Lồng làm bằng tre hóp cả cây, gỗ hoặc nhựa composite.

Hai đầu để khe hở từ 0,5 - 1 cm để nước lưu thông dễ dàng, hai mặt bên và đáy thường bằng ván gỗ khít không để lọt thức ăn.

+ Do nuôi ở sông nên tốc độ dòng chảy 0,2 - 0,3 m/giây.

Đặt mỗi cụm 20 lồng, các cụm cách nhau 150 - 200 m.

+ Nuôi ở hồ chứa nước lưu thông 0,1 - 0,2 m/giây.

Nuôi cụm 15 lồng, các cụm đặt cách nhau 200 - 300 m.

Trước khi thả cá giống vào nuôi, lồng bè phải được cải tạo, vệ sinh.

- Đối với lồng bè phải cọ rửa sạch, phơi khô và dùng nước vôi hoặc Clorua vôi phun đều toàn bộ lồng nuôi cá.

Sau đó phơi khô 1 - 2 ngày, cọ rửa sạch và hạ thuỷ.

Lồng đặt ngặp nước 1,2 - 1,5 m, cách đáy 3 - 4 m.

1. Tiêu chuẩn cá giống, mật độ nuôi

- Tiêu chuẩn cá giống:

+ Ngoại hình cân đối, không dị hình, vây, vẩy hoàn chỉnh, cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn.

+ Không có dấu hiệu bệnh lý.

+ Kích cỡ cá 8-10cm.

- Mật độ nuôi:

+ Nuôi trong lồng bè 70 - 80 con/m3 .

Cá có trọng lượng lớn hơn thì 30-50 con/m3. 

- Trước khi thả cá xuống ao, cá giống được khử trùng bằng ngâm tắm trong nước muối 3% từ 10 - 15 phút.

- Thời vụ nuôi: ở miền Bắc bắt đầu từ tháng 4, ở miền Nam có thể nuôi quanh năm.

2. Thức ăn và chế độ cho ăn :

Thức ăn xanh: cỏ, rong, bèo, lá ngô, sắn....Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.

3. Chăm sóc cá nuôi

- Theo dõi hoạt động của cá: Thường xuyên kiểm tra hoạt động của cá, nếu thấy cá bơi lội khác thường phải vớt lên kiểm tra.

Nếu nổi đầu do thiếu ôxy phải kéo lồng ra xa khu vực môi trường ô nhiễm.

Có thể tăng cường khuấy sục khí làm tăng lượng ôxy hòa tan.

Kiểm tra sàn ăn để xác định khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh thức ăn.

cứ 3 ngày vệ sinh lồng cá 1 lần và kiểm tra lồng.

4. Phòng trị bệnh cho cá nuôi: một số bệnh:

Nấm thuỷ mi, trùng bánh xe, trùng quả dưa, sán lá đơn chủ.

Mỗi loại bệnh có triệu chứng và bệnh lý riêng, cần thường xuyên theo dõi biểu hiện của cá để phòng trị.

Để chủ động phòng ngừa bệnh cho cá nuôi, trong quá trình nuôi nên tiến hành dùng vôi để cải tạo môi trường.

+ Đối với vôi: Đựng trong bao treo ở đầu nguồn nước, cách mặt nước khỏang 1/2 độ sâu của nước trong lồng.

Liều lượng 3-4kg vôi cho 10m3 nước trong lồng.

+ Sulphat đồng (CuSO4) phòng ký sinh đơn bào, liều lượng 50g/10m3 nước, tuần 2 lần.

Không dùng thuốc, hoá chất kháng sinh đã cấm sử dụng.


Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng - Nuôi ao Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng -… Phòng và trị bệnh đường ruột trên cá trắm cỏ Phòng và trị bệnh đường ruột trên cá…