Nuôi cua biển sử dụng chế phẩm sinh học
Mô hình này được Chi cục Thủy sản Ninh Bình triển khai cho người dân tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của cua biển tại địa phương.
Là một trong 3 hộ dân tại xã Kim Đông tham gia thực hiện mô hình, anh Nguyễn Văn Tuấn, cho biết, với diện tích hơn 7.000 m2, anh thả 7.000 cua giống. Nhờ sử dụng chế phẩm sinh học mà môi trường ao nuôi được kiểm soát tốt hơn, cua lớn nhanh, sau 4 tháng nuôi trọng lượng cua từ 250 – 350 g/con, bắt đầu cho thu hoạch tỉa. Theo anh Tuấn, chỉ nửa tháng nữa anh sẽ thu hoạch đồng loạt và chắc sẽ trúng lớn. Còn đầm nuôi cua của gia đình anh Nguyễn Văn Hiểu (xóm 5, xã Kim Đông) rộng 6.000 m2 anh thả 6.000 cua giống, qua kiểm tra, sản lượng dự kiến sẽ đạt gần 1,4 tấn; trừ chi phí gia đình anh sẽ có lãi khoảng 80 – 90 triệu đồng.
Theo Chi cục Thủy sản Ninh Bình, trong quá trình nuôi, hàng ngày người dân phải quan sát khả năng bắt mồi và sử dụng thức ăn của cua để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp nhất, sử dụng thức ăn tươi sống, cho ăn 1 lần/ngày vào 4 – 5 giờ chiều; không được để cua đói nhằm tránh chúng ăn lẫn nhau, nhất là khi nuôi với mật độ cao. Định kỳ thay nước ao 2 lần/tháng và từ tháng thứ 2 cần quạt nước hoặc sục khí để tăng cường hàm lượng ôxy hòa tan trong nước. Nước mới trong sạch, kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt, mau lớn.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao