Mô hình kinh tế Nuôi dúi, may túi đựng tiền

Nuôi dúi, may túi đựng tiền

Author Công Xuân, publish date Tuesday. December 22nd, 2015

Nuôi dúi, may túi đựng tiền

Không chỉ là người đầu tiên nuôi mà còn là người có số lượng dúi nhiều nhất xứ Quảng, anh Hữu kể: “Đầu năm 2011, khi vào TP.Hồ Chí Minh dự đám cưới của người thân, tình cờ xem truyền hình thấy mô hình nuôi dúi của một nông dân ở tỉnh Bình Phước khá hiệu quả, tôi đã đến tìm hiểu”.

Nhận thấy vật nuôi này khá phù hợp với điều kiện ở quê mình, anh mua luôn 3 cặp, với giá 200.000 đồng/cặp.

Tận dụng phần diện tích trống phía sau nhà, anh đầu tư 2 triệu đồng mua gạch, xi măng làm 8 chuồng nuôi, mỗi chuồng 0,6m2.

Sau 1 năm nuôi, hiện đàn dúi của anh đã tăng lên 40 con (con nặng nhất trên 1kg).

Hơn 2/3 trong số đó đang ở giai đoạn sinh sản.

Anh Hữu cho biết, thức ăn cho dúi chỉ là tre, rau lang, mía...

nên người nuôi có thể trồng xung quanh nhà và tự tìm kiếm được.

Dúi hiếm khi bị bệnh dịch so với các vật nuôi hoang dã và truyền thống khác, thậm chí có nhiều ưu thế vượt trội hơn.

Nếu trọng lượng con giống thả nuôi ban đầu khoảng 0,5kg/con, thì chỉ sau khoảng 5-6 tháng chúng đã trưởng thành, đạt cân nặng từ 1-2kg/con và có thể xuất chuồng.

Dúi rất mắn đẻ (2 lứa/năm, từ 2-3 con/lứa).

Và điều quan trọng hơn là so với nhiều vật nuôi khác, thị trường tiêu thụ dúi rất lớn, với giá bán khá cao, hiện 450.000 đồng/kg.

“Tôi sẽ đầu tư để mở rộng quy mô nuôi dúi”- anh Hữu không giấu giếm.

Cùng với dúi, anh Hữu cũng là một trong số những người đầu tiên nuôi nhím thành công ở Quảng Ngãi, với đàn nhím hiện có là 36 con.

Từ khi thả nuôi 6 cặp đầu tiên vào năm 2005, hiện mỗi năm anh thu 70-90 triệu đồng từ nhím.

Tuy nhiên để tạo tính bền vững cho vật nuôi này, anh Hữu rất mong các cấp ngành ở địa phương cần định hướng, tránh tình trạng nuôi ồ ạt, dẫn đến "cung vượt cầu" như những vật nuôi khác trước đó.


Thoát nghèo nhờ trồng rừng Thoát nghèo nhờ trồng rừng Hiệu quả mô hình nuôi cá - heo an toàn sinh học Hiệu quả mô hình nuôi cá - heo…