Nuôi dê Nuôi dưỡng và chăm sóc dê sơ sinh đến khi cai sữa

Nuôi dưỡng và chăm sóc dê sơ sinh đến khi cai sữa

Author NCN, publish date Monday. December 28th, 2015

Nuôi dưỡng và chăm sóc dê sơ sinh đến khi cai sữa

Dê con sơ sinh có vẻ yếu và lạnh và đôi khi không thể đến dê mẹ để bú.

Thông thường sau khi sinh dê mẹ sẽ liếm dê con giúp làm ấm dê con, khích thích sự hô hấp và sự tuần hoàn máu ra ngoài da.

Do đó nếu dê mẹ khỏe mạnh, nên đặt dê con trước mặt dê mẹ.

Nếu dê mẹ yếu, dê con cần được trợ giúp.

Trước tiên, lau sạch dê con bằng khăn lông ấm.

Có thể dùng cọng rơm ngoáy vào mũi dê con hay dùng tay móc Iưỡi tạo phản xạ ho để kích thích sự hô hấp của chúng.

Nếu dê con khỏe mạnh, giúp chúng tìm đến vú mẹ để bú.

Núm vú dê mẹ phải được làm sạch và vắt bỏ vài tia sữa trước đó để bảo đảm sữa dược hút dễ dàng bởi dê con; do có thể có vài cục sữa nhỏ làm nghẽn lỗ thoát sữa.

Quan sát dê con bú tốt với dê mẹ yên lặng cho dê con bú và liếm dê con.

Sau khi sát trùng cuốn rún nên cho dê con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để hấp thụ sớm nguồn kháng thể.

Dùng bình dung tích 1 lít hay có thể dùng bình của trẻ em để cho bê bú sữa đầu.

Nếu dê yếu dùng ống cao su mềm có đường kính bên ngoài 0,75 cm và dài 35 – 40 cm.

Dùng ống chích nhựa khoảng 100 – 200ml, hút đầy sữa đầu, bỏ kim cho đầu ống chích vào ống nhựa này.

Từ từ đẩy ống cao su xuống thực quản khoảng 18 – 20 cm, kiểm soát ống nhựa đã vào thực quản qua bàn tay nắn ở cổ dê con.

Phải chắc chắn đã cho bê bú ít nhất 0,5 lít sữa đầu trong 24 giờ đầu sau khi sinh.

Cho dê con bú càng sớm dê con sẽ có sức đề kháng bệnh tốt do hấp thụ nhiều kháng thể.

Nếu dê mẹ mất sữa hay chết có thể dùng sữa đầu của bò để nuôi dê con.

Có thể vắt sữa đầu ở dê cái nhiều sữa để dự trữ trong ngăn đá tủ lạnh cho đàn dê con sau này.

Tập dê con uống sữa trong một thau nhỏ sau vài ngày bú bằng bình bằng cách ấn miệng dê con vào sữa đựng trong thau trong vài giây dê con sẽ uống sữa.Trong 3 tuần đầu nên cho dê uống 0,9 – 1 lít sữa chia ra 3 lần mỗi ngày.

Sau đó đến khi cai sữa cho dê con uống sữa hai lần mỗi ngày.

Có thể cai sữa bất cứ thời gian nào sau ba tuần tuổi tùy theo loại hình sản xuất của dê con.

- Trong chăn nuôi dê thịt

Dê con thường được cho theo mẹ trong 4-6 tháng, dê con sẽ tập ăn theo mẹ.

Tuy nhiên trên dê thịt ở vùng nhiệt đới được khuyến cáo không nên cai sữa dê con trễ hơn ba tháng tuổi.

Dê thịt con được nuôi với cỏ phơi héo và thức ăn khởi đầu có 18 đến 20% đạm thô cho đến khi chúng đạt 15 kg, kế đến dùng thức ăn tăng trưởng chứa 15% đạm thô.

- Trong chăn nuôi dê sữa

Dê con thường được tách khỏi dê mẹ sau khi sinh và nuôi bằng sữa 1 lít/ ngày trong ba tuần đầu.

Bắt đầu tập ăn cho dê con lúc 2 tuần tuổi bằng cách trét thức ăn khởi đầu lên miệng chúng và để sẵn thức ăn này trước mặt chúng thường xuyên.

Thay thức ăn khởi đầu mỗi ngày và dùng để nuôi các dê lớn hơn.

Sau đó 2 – 3 ngày để sẵn cỏ phơi héo để chúng tập ăn.

Tập cho dê con ăn sớm sẽ kích thích dạ cỏ phát triển sớm, giúp chúng có thể ăn nhiều thức ăn thô khi cho sữa nên giá thành của sữa sẽ hạ.

Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy thể tích dạ cỏ chỉ chiếm 20% thể tích của dạ dày lúc sơ sinh và đạt đến mức 80% lúc 2 tháng rưỡi tuổi khi tập cho dê con ăn sớm.

Khi đó dê con có thể tiêu hóa tốt thức ăn thô.

Lúc đó cần sân chơi để dê con vận động dưới ánh sáng mặt trời.

Bảng 8: Thức ăn tinh hỗn hợp thích hợp cho dê cái đang cho sữa ở vùng nhiệt đới

Thực liệu Đạm thô       14%             16%           18%

– Khoai mì lát               25               18               8

– Mệt dường                15                15              15

– Bánh đầu dừa           33                35              40

– Bánh dầu phọng       25                30              35

– Muối iod                    1                  1                1

– Hỗn hợp khoáng       1                  1                1

Tổng cộng                 100              100            100

- Dê đực giống

Nếu có chủ ý nuôi đê đực con để làm giống, chúng cần được cai sữa trễ hơn dê cái sữa, khoảng 6 tháng tuổi hay hơn để cho dạ cỏ ít phát triển làm cho dê đực sau này có bụng thon, dễ phối giống; nhất là khi sử dụng để phối giống trực tiếp.


Thói quen ăn uống và thức ăn của dê Thói quen ăn uống và thức ăn của… Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Dê Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Dê