Mô hình kinh tế Nuôi Tôm Châu Á Đương Đầu Với Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS)

Nuôi Tôm Châu Á Đương Đầu Với Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS)

Publish date Sunday. February 24th, 2013

Nuôi Tôm Châu Á Đương Đầu Với Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS)

Theo báo cáo, Hội chứng tôm chết sớm (EMS), còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp ở tôm nuôi (AHPNS) đang xảy ra nghiêm trọng ở miền Đông Thái Lan.

Jim Gulkin, Giám đốc điều hành của Siam Canadian cho biết: “Sản lượng tôm của Thái Lan năm 2013 dự đoán sẽ giảm 25-35% so với năm 2012.”

Sự sụt giảm xuất khẩu tôm Thái Lan sang Mỹ trong năm 2012 đánh dấu mức sản lượng thấp nhất trong gần 10 năm qua.

“Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Inđônêxia đang phải đối mặt với các vấn đề sản xuất tôm do dịch bệnh,” Gulkin nói.

“Ngành tôm không chỉ bị ảnh hưởng bởi EMS mà còn rất nhiều dịch bệnh khác. Tuy nhiên, EMS là hội chứng mới nên đang thu hút quan tâm. Đáng lo ngại là cho tới thời điểm này vẫn chưa tìm ra nguồn gốc cũng như nguyên nhân gây bệnh của EMS và do đó chưa thể có phương pháp điều trị hội chứng này.”

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính có thể là do người nuôi không dành đủ thời gian phơi nắng ao nuôi và khử trùng cơ sở nuôi sau thu hoạch.

Ngoài ra, tôm bố mẹ và tôm giống từ các trại giống yếu và dễ nhiễm bệnh.

Nhiều cơ quan chức năng đang khuyến cáo người nuôi nên phơi ao trong vài tháng trước khi thả nuôi vụ mới nhằm hạn chế dịch bệnh.

Nhưng điều này không dễ thực hiện, vì tôm có giá trị cao nên nông dân thường nhanh chóng thả giống bổ sung sớm, thậm chí ngay sau vụ tôm thất bát

Tuy vậy, hiện nay phần lớn người nuôi ở Thái Lan tuân thủ khuyến cáo này và để phơi ao, do vậy khiến nước này thiếu tôm nguyên liệu trầm trọng.

Những con số đáng buồn

Gulkin cho biết: “Dịch bệnh hiện là thách thức lớn nhất của ngành tôm.”

Theo ông, Việt Nam và Inđônêxia là hai quốc gia có ngành tôm bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh (EMS và các bệnh khác). Trong hai năm qua, sản lượng tôm nuôi của Việt Nam và của Trung Quốc giảm, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu.

“Vấn đề thiếu nguyên liệu cũng đang diễn ra ở Inđônêxia do dịch bệnh,” Gulkin nói.

Arianto Yohan, Giám đốc xuất khẩu của Central Proteinaprima (CP Prima) – nhà sản xuất tôm lớn nhất Inđônêxia cho biết: “Theo tôi biết, hội chứng EMS không ảnh hưởng đến ngành tôm Inđônêxia nhưng một vài khu vực ở miền Đông Malaixia đang bị nhiễm bệnh EMS.”

Tác động thị trường

Bualuang Securities, một công ty chứng khoán Thái Lan, cho biết sự bùng phát EMS đã ảnh hưởng đến 15-20% các trại nuôi tôm nước này, khiến sản lượng tôm nuôi trong quý IV/2012 giảm.

Điều này sẽ tác động đến lĩnh vực kinh doanh tôm của công ty Charoen Pokphand Foods (CPF) của Thái Lan khi 12% tổng doanh thu của công ty này do tôm mang lại (6% từ thức ăn chăn nuôi, 4% từ nuôi và 2% từ các sản phẩm chế biến và đun nấu).

Trong năm 2012, ngành nuôi tôm của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề với 100.766 ha ao nuôi mất mùa do hội chứng EMS. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, 45,7% các trại nuôi tôm ở Việt Nam đã phải đổi mặt với hội chứng EMS. Ngoài ra, bệnh đốm trắng và đầu vàng ở tôm cũng gây nhiều khó khăn cho ngành tôm Việt Nam.

Trong tháng 1/2013, giá tôm tại ba tỉnh nuôi tôm lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam (Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu) tăng 0,48 USD/kg (tương đương 0,36 EUR/kg) khi các nhà chế biến không tìm mua được nguyên liệu thô.


Khai Thác Hiệu Quả Mô Hình Cá Xen Lúa Ở Nghĩa Lộ (Yên Bái) Khai Thác Hiệu Quả Mô Hình Cá Xen… Tiềm Năng Phát Triển Cá Nước Lạnh Ở Kon Tum Tiềm Năng Phát Triển Cá Nước Lạnh Ở…