Tôm thẻ chân trắng Nuôi tôm độ mặn thấp để kiểm soát vi khuẩn Vibrio

Nuôi tôm độ mặn thấp để kiểm soát vi khuẩn Vibrio

Publish date Friday. August 14th, 2015

Nuôi tôm độ mặn thấp để kiểm soát vi khuẩn Vibrio

Các trại cung cấp giống cho các trại nuôi làm thuần tôm giống trong nước có độ mặn 30 – 50 ppt trước khi vận chuyển đến các trại nuôi (Bảng 1). Khi đến trại, tôm giống lại tiếp tục được thuần trong các bể chứa có độ mặn 2 ppt hoặc thả nuôi trong các ao ương trước khi được nuôi thương phẩm.

Bảng 1 – Kỹ thuật hạ độ mặn các trại giống Ecuador sử dụng để cung cấp giống cho các trại nuôi độ mặn thấp.

Theo dõi & kết quả

Trong nghiên cứu của các tác giả, thử nghiệm đầu tiên về phân tích vi khuẩn được thực hiện trong 2 bể ương của trại giống, chứa nước có độ mặn 30 ppt, cung cấp con giống cho các trại nuôi. Ngâm tôm giống (PL 6) trong môi trường thạch và ghi nhận tổng số khuẩn lạc, cả khuẩn lạc xanh và khuẩn lạc vàng (CFU/g).

Thử nghiệm thứ hai được thực hiện khi tôm giống (PL 12) vận chuyển đến các trại nuôi được thuần trong độ mặn 5 ppt trước khi được thả nuôi. Thử nghiệm cuối cùng được thực hiện trong cả ao ương và ao nuôi trong ngày đầu tiên thả nuôi. Khuẩn lạc xanh được định danh là vi khuẩn V. parahaemolyticus.

Tôm giống từ bể các bể của trại giống thả nuôi trực tiếp xác định được trung bình 442.400 khuẩn lạc vàng (CFU/g) và 29.933 khuẩn lạc xanh (CFU/g) (Hình 1) trong khi con giống được ương trong ao xuất hiện 390.000 khuẩn lạc vàng (CFU/g và) 20.933 khuẩn lạc xanh (CFU/g) (Hình 2).

Khi vận chuyển đến các trại nuôi, trung bình 3 mẫu tôm giống (PL 12) được lựa chọn ngẫu nhiên trong các bao với độ mặn 5 ppt và đươc thả nuôi trực tiếp, số lượng khuẩn lạc vàng đếm được giảm xuống 1.236 CFU/g và khuẩn lạc xanh giảm xuống ít hơn 100 CFU/g. Trong các trại khác, số lượng khuẩn vàng trung bình giảm xuống 3.000 CFU/g và khuẩn lạc xanh giảm xuống 102 CFU/g.

Mật số vibrio trung bình trong tôm giống từ trong ngày đầu tiên đối với trường hợp thả tôm trực tiếp vào ao nuôi.

Mật số vibrio trung bình trong tôm giống từ trong ngày đầu tiên đối với trường hợp thả tôm vào ao ương.

Chú thích chữ tiếng Anh trong hình:

ppt salinity: Độ mặn tính theo phần ngàn. (thí dụ: 30 ppt salinity có nghĩa là độ mặn 30 phần ngàn)

Yellow vibrio: (Khuẩn lạc) vibrio màu vàng

Green vibrio: (Khuẩn lạc) vibrio màu xanh (lá cây)

Vibrio counts: Số lượng khuẩn lạc

Hatchery: Trại giống

Direct stocking: Thả giống trực tiếp

Growout, Day 5: Ao nuôi, ngày thứ 5 (sau khi thả)

Growout, Day 10: Ao nuôi, ngày thứ 10 (sau khi thả)

Before nursery stocking: Trước khi thả vào ao ương

Nursery, day 5: Ngày thứ 5 sau khi thả ương.

Thả nuôi sớm

Kết quả của thử nghiệm theo dõi cuối cùng của vi khuẩn Vibrio trong tôm giống được thực hiện trong ngày đầu tiên của quá trình nuôi, cả trong các ao ương và ao nuôi thương phẩm. Trong cả 2 trường hợp, khuẩn lạc xanh của V. parahaemoliticus bị loại trừ ở tôm giống trong 5 ngày thả nuôi ở ao ương và 10 ngày thả nuôi ở ao nuôi thương phẩm. Sự khác biệt kết quả của 2 ao có thể do tác động của mức độ oxy hòa tan cao (5 mg/L) ở các ao ương hơn các ao thương phẩm (4 mg/L).

Theo dõi tiếp tục các ao trong suốt quá trình nuôi có độ mặn 3 ppt cho đến khi thu hoạch. Ghi nhận được kết quả đáng chú ý rằng vi khuẩn V. parahaemolyticus không thấy xuất hiện trong các mẫu thử nghiệm ở mô gan tụy và máu của tôm, hoặc ngay cả trong mẫu nước.

Triển vọng

Vibrios được biết đến là vi khuẩn chịu mặn, có thể phát triển trong môi trường nước có độ mặn cao, và quá trình sinh trưởng của chúng bị ức chế trong môi trường nước có độ mặn thấp. Tuy nhiên, khi tôm giống bị cảm nhiễm bởi vi khuẩn Vibrios ở nồng độ cao trong trại giống, dịch bệnh có thể trở lên không thể kiểm soát được.

Đó là một cơ hội tốt khi biết được rằng mức độ cảm nhiễm sẽ quyết định chất lượng con giống tại các trại nuôi, giống như trường hợp hội chứng tôm chết sớm (EMS) có nguyên nhân bởi giống vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Ngay cả khi con giống nhiễm bệnh được nuôi trong môi trường nước ngọt, tôm cũng có thể chết trong những ngày nuôi đầu tiên.

Tags: nuoi tom do man thap, nuoi tom, kiem soat vi khuan vibrio, nuoi trong thuy san


Related news

Kinh nghiệm về phòng bệnh cho tôm của nông dân Kinh nghiệm về phòng bệnh cho tôm của… Phòng trị bệnh tôm càng xanh khó lột vỏ Phòng trị bệnh tôm càng xanh khó lột…