Tôm thẻ chân trắng Nuôi tôm thành công trong hệ thống Semi-bioflocs ở Java Indonesia

Nuôi tôm thành công trong hệ thống Semi-bioflocs ở Java Indonesia

Publish date Monday. September 14th, 2015

Nuôi tôm thành công trong hệ thống Semi-bioflocs ở Java Indonesia

Hệ thống nuôi tôm thay nước nhiều thường đưa đến chất lượng nước tốt, tuy nhiên do vấn đề an toàn sinh học và môi trường ao nuôi nhiều người nuôi tôm ở Indonesia đã quan tâm công nghệ nuôi Bioflocs.

Tuy nhiên, để thành công công nghệ bioflocs nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như phải thả nuôi mật độ cao, hệ thống sục khí và đảo nước thích hợp và đủ công suất, điều chỉnh đúng tỉ lệ C:N, hệ thống kiểm soát ao nuôi đúng và chặt chẽ,…

Vì vậy, đã có nhiều dự án cũng như người nuôi thử nghiệm bioflocs nhưng sự thành công phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố đã đề cập này, nhiều người nuôi Indonesia vì thế muốn chuyển qua công nghệ nuôi đơn giản hơn là Semi-bioflocs hay còn còn gọi hệ thống lai (Hybrid) kết hợp giữa sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng (autotrophic and heterotrophic organism).

Hệ thống nuôi Semi-bioflocs (hoặc Hybrid system):

Đặc điểm của hệ thống này là tạo môi trường cân bằng khoảng 30-40% sinh vật tự dưỡng chủ yếu là tảo Chlorella (autotrophs) và 60-70% sinh vật dị dượng (heterotrophs) chủ yếu là các chủng Bassillus trong sản phẩm Sanolife Pro-W (Công ty INVE Aquaculture) với màu sắc nước nuôi chuyển từ màu hơi nâu qua màu kem.

Sinh khối flocs sẽ được duy trì kiểm soát thông qua việc bón định kỳ sản phẩm Sanolife Pro-W, CaCO3, MgCO3 và chất hữu cơ.
20 ngày trước khi thả tôm, việc chuẩn bị ao nhẳm thành lập ổn định hệ sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng (tảo và vi khuẩn có lợi).

Các yếu tố chất lượng nước cần quan tâm bao gồm màu nước, pH, Kiềm, thành phần tảo và vi khuẩn trong ao.

Sục khí đảm bảo oxi hòa tan > 4 ppm cũng như định kỳ tháo bỏ chất đáy ở khu vực trung tâm ao là rất quan trọng.  Độ trong duy trì từ 25-30 cm.

Trại nuôi triển khai công nghệ này trên diện tích 27 ha bao gồm 40 ao nuôi có diện tích ao là 3.000 m2 và ao nuôi được lót bạt hoàn toàn.

Chuẩn bị ao 20 ngày trước khi thả nuôi:

Hệ thống ao nuôi và ao lắng phải được đảm bảo an toàn sinh học bằng cách lắp lưới chắn chim cho ao, chắn cua còng quanh bờ ao.


Nước lọc vào ao nuôi được xử lý Sanocare PUR của Công ty INVE Aquaculture ở liều lượng 1,2 ppm (1,2 Kg cho 1.000 m2), sản phẩm Kaptan (chủ yếu CaCO3 và MgCO3) được bón định kỳ trong vòng 2 tuần ở liều lượng 3 ppm (3 Kg cho 1.000 m2) và hỗn hợp Bacillus 10 ppm (10 Kg cho 1.000 m2) cho đến khi hệ sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng ổn định.

Kiểm soát các yếu tố:

Việc kiểm soát cộng đồng tảo trong ao nuôi thông qua điều chỉnh tỉ lệ N:P bằng sản phẩm Nutrilake của Công ty INVE Aquaculture. Tỉ lệ N:P phải đạt 25N : 1P vì vậy sản phẩm Nutrilake bổ sung định kỳ 5 ppm (5 Kg cho 1.000 m2) và điều chỉnh hệ vi khuẩn dị dưỡng bằng việc bổ sung Bacillus thông qua sản phẩm Pro-W với liều 10 ppm (đánh định kỳ 10 Kg cho 1.000 m2), rỉ đường dùng 10-15 kg/ha 2-3 lần/tuần, khoáng ăn được trộn vào thức ăn.

Việc bón kết hợp Pro-W, Dolomite và Kaptan định kỳ rất có ý nghĩa cho việc thành lập flocs ở mức 2-3 ml/lít (thấp hơn nhiều so với công nghệ bioflocs có thể đạt 15 ml/lít). Định kỳ siphon thông qua ống thoát giữa ao cũng là một trong các yếu tố quan trọng.

Tăng cường hệ thống miễn dịch cho tôm bằng cách trộn hàng ngày cho thức ăn các sản phẩm Sanolife Pro-2 (vi sinh đường ruột) và Sano Top-S (chất tăng cường miễn dịch) của Công ty INVE Aquaculture.

Bảng 1.   Kết quả tính trung bình các dãy ao (A, B, C) hệ thống nuôi bằng Công nghệ Semi-bioflocs đầu năm 2013:

Ký hiệu dãy ao Diện tích (m2) Mật độ thả PL10 Ngày nuôi Cỡ thu hoạch (con/kg) Hệ số thức ăn FCR Năng suất (tấn/ha)
A 2.800 107 96 45 1,3 21,5
B 2.900 105 94 53 1,28 20,0
C 2.800 107 89 51 1,33 20,0
Trung bình 2.833 106 93 50 1,3 20,3

Tags: tom, nuoi tom, thuy san, nuoi trong thuy san, quy trinh nuoi tom,  nuoi tom sinh hoc


Related news

Nuôi tôm trong mùa nắng nóng Nuôi tôm trong mùa nắng nóng Quy trình sinh sản nhân tạo ốc hương Quy trình sinh sản nhân tạo ốc hương