Tin thủy sản Nuôi tôm trong nhà lưới dùng bạt lót cho năng suất cao ổn định

Nuôi tôm trong nhà lưới dùng bạt lót cho năng suất cao ổn định

Author Thái Hà, publish date Monday. December 25th, 2017

Nuôi tôm trong nhà lưới dùng bạt lót cho năng suất cao ổn định

Kỹ thuật nhà lưới dùng bạt lót nuôi tôm đáp ứng được trong việc ngăn cản tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường vào ao nuôi, giúp năng suất tăng cao.

Kỹ thuật nhà lưới dùng bạt lót nuôi tôm đáp ứng được trong việc ngăn cản tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường. Ảnh: Tiền Phong

Theo tin tức từ báo Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Mừng, ở ấp 2, thị trấn Long Phú, có 2,5 ha ao nuôi theo kỹ thuật nhà lưới dùng bạt lót nuôi tôm, cho biết: So với phương pháp truyền thống giảm chi phí nuôi xuống 50%, trong đó thức ăn giảm 30%, thuốc thú y thủy sản giảm 50%, tỷ lệ tôm sống đạt đến 100%.

Theo ông Mừng, đáy ao trải bạt còn được sục ô xy và hút chất bẩn tầng đáy 2-3 ngày/lần, con giống thả nuôi, sau gần một tháng, tôm thẻ chân trắng đạt 700 con/kg sẽ chuyển sang ao nuôi thương phẩm (ao nền đất). Để có 1.000 m2 nhà lưới cần vốn đầu tư khoảng 170 triệu đồng, thời hạn sử dụng 10 năm và qua thực tế, chỉ 2 năm đã hoàn được vốn.

Minh chứng cho thành công, ông Mừng cho biết: hai đợt đầu, thu hoạch năng suất đạt 12 tấn/ha, giá bán 148.000 đ/kg (loại 70-80 con/kg) và 165.000 đ/kg (loại 47 -50 con/kg), lợi nhuận chiếm 50% doanh thu. Đợt 3 đã thả nuôi được 2/3 thời gian, tôm đang phát triển tốt, theo thời giá thì có khả năng lời còn cao hơn đợt trước.

Kỹ thuật nuôi tôm trong nhà lưới giúp ngăn được đáng kể các vi khuẩn phát tán theo không khí xâm nhập vào ao nuôi tôm cũng như điều chỉnh được nhiệt độ cần thiết. Những điểm lưu ý chính chính bao gồm:

Kỹ thuật đào ao nuôi tôm trong nhà lưới: Ao nuôi tôm được đào ân xuống lòng đất khoảng từ 1,7m-22m; Vị trí ao nuôi nếu có nước luân chuyển ra vào thường xuyên càng tốt hoặc dùng máy để bơm định kỳ luân chuyển một phần nước. Độ dốc khi đào ao đảm bảo xiên khoảng 60 độ trở lên. Đáy ao có hướng dốc về một bên để tiện thu hoạch; Có thể căn cứ vào độ rộng để thiết kế những luống xiên hỗ trợ dọn bùn và chất bẩn cũng như thu hoạch tôm.

Kỹ thuật phơi đáy ao nuôi tôm trong nhà lưới: Trước khi trải bạc cần phải phơi ao nhằm tránh sự "nổi đáy" của ao nuôi tôm. Trong trường hợp không khắc phục được phải dùng tới phương pháp phân rãnh thả ống thu gôm nước đáy ao trước và trong khi thao tác lót bạc cho ao nuôi tôm.

Trải bạt ngăn ô nhiễm nguồn nước: Chọn loại bạc tốt hay rẻ tùy thuộc vào túi tiền của nhà đầu tư; nên chọn loại bạt 3 lớp màu den-xanh, chịu lực kéo tốt sẽ an toàn hơn trong quá trình canh tác. Ghép bạt phải đúng kỹ thuật bao gồm: may gập, dán keo hoặc kid nhựa; lưu ý, kỹ thuật kid nhựa an toàn khi sử dụng loại bạt dày.

Kỹ thuật cân bằng nhiệt độ trong nhà lưới nuôi tôm: Thông thường, khi nhiệt độ trên mặt nóng thì dưới lòng đất lại lạnh và ngược lại do vậy phương pháp đào ao âm xuống 1,7-2m đã giúp tạo được sự cân bằng nhiệt độ trên và dưới mặt đất, tạo sự ổn định cần thiết so với hồ nổi 100%.

Lắp đặt hệ thống sục khí: Hệ thống sục khí trong nhà lưới nuôi tôm cũng có kỹ thuật giống như  hệ thống sục khí các ao nuôi tôm khác; mục đích làm tăng lượng ô xy trong không khí khi mật độ nuôi tôm ngày càng cao, theo thông tin từ nhaluoi.net. 


4 phương thức nuôi tôm điển hình mang lại hiệu quả cao 4 phương thức nuôi tôm điển hình mang… Đẩy mạnh nuôi cá chép và cá rô phi giống Đẩy mạnh nuôi cá chép và cá rô…