Ông Nguyễn Văn Rừng Thành Công Với Mô Hình Nuôi Hào
Ông Nguyễn Văn Rừng, ở ấp Thừa Thạnh, xã Thừa Đức đến với nghề nuôi hào năm 2012, khi việc nuôi sò giống của gia đình gặp nhiều rủi ro và nguồn sò giống không nhân nuôi hiệu quả.
Giai đoạn đầu, ông Rừng nuôi thử nghiệm hào ở 1 giàn 350 mét tôn vụn mà ông đã gom góp mua được trong vòng 1 năm.
Qua 1 vụ nuôi từ 9 - 12 tháng, hào đạt từ 0,5 – 0,7 con/kg, ông bán với giá 14.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí ông thu lãi hơn 40 triệu đồng. Năm 2013, ông tiếp tục mở rộng diện tích tôn lên 1.050 mét và chia ra nuôi nhiều đợt để có sản phẩm thu hoạch tiêu thụ hàng ngày, hàng tuần nhằm vừa đảm bảo thời gian thu hoạch vừa nuôi tiếp những kỳ tiếp.
Ông Rừng chia sẻ: “Nghe thông tin trên các phương tiện đại chúng như báo, đài, ông nhận thấy việc nuôi hào rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, lợi nhuận cao, diện tích nuôi chủ yếu là sông, rạch có nguồn nước chảy lớn, ròng theo tự nhiên, độ mặn từ 10-15%oo, con hào sống chủ yếu dựa vào nguồn sinh vật tảo có sẵn trong nước sông, rạch nên không phải tốn chi phí thức ăn mà giá rất cao”.
Tuy mô hình nuôi hào của gia đình ông Rừng bước đầu đã mang lại hiệu quả nhưng vẫn chưa cao, sau khi được Ủy ban nhân dân xã và Hội nông dân xã Thừa Đức tổ chức đi tham quan học tập mô hình nuôi hào ở huyện Cần Giờ, tỉnh Tiền Giang, ông đã học được nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi hào mới về áp dụng cho gia đình.
Ông Rừng cho biết thêm: “Những năm qua, cách nuôi hào của ông chỉ nuôi theo kiểu truyền thống là treo tôn theo xung quanh cây nhưng không đo lường khoảng cách mặt nước lên xuống theo thủy triều nên phần lớn tôn lớp dưới gần đất đa số bị đất chôn lắp thiệt hại cao.
Hiện nay, ngoài nuôi hào bằng tôn vụn ông tận dụng cả vỏ hàu để nuôi lại con hào, bằng cách khi hào đủ kích cỡ bán, mỗi con đạt từ 0,5 đến 0,7con/1 kg, ông lấy lên để nguyên cả tấn tôn và tách 1 phần của vỏ hào, sau đó lấy ruột hào ra.
Sau khi lấy ruột hào ra tấm tôn vẫn còn nguyên vẹn ông để nuôi tiếp vụ sau, còn nửa mãnh vỏ hào ông xỏ lỗ luồng dây treo để nuôi thì hào giống sinh sản đeo bám và lớn rất nhanh, thay vì trước đây ông phải đập bỏ cả tấn tôn lẫn vỏ hào để tách lấy ruột nên tiết kiệm được chi phí mua tôn mới.
Nhờ vậy, năm 2013 sau khi trừ chi phí gia đình ông thu lãi trên 80 triệu đồng, cao hơn 40 triệu đồng so với vụ nuôi năm 2012”.
Nói về cách thức nuôi hào để có năng suất, chất lượng cao, ông Rừng cho biết thêm: “Ông dùng cây tràm, chà là dài từ 2 -3 mét, cắm sâu xuống lòng đất khoảng 0,5 mét, khoảng cách mỗi cây từ 3-4 mét, tôn vụn tùy lớn nhỏ treo từ trên xuống cách mặt đất từ 2-3 mét.
Thời gian hào sinh sản trên tôn theo tự nhiên là 2 đến 3 tháng, đặc biệt thời gian hào lớn đạt kích cỡ thu hoạch 12 tháng trên tôn và 11 tháng trên vỏ hào. Bình quân mỗi con hào có trọng lượng từ 0,5 đến 0,7kg thì sẽ có 12 đến 15 con hào tách ra thành 1kg hào ruột, do đó ông có từ 7,5 – 8kg hào vỏ thì bán được 1 kg hào ruột.
Hào vỏ có giá 14.000 đồng/kg; hào ruột giá dao động từ 180.000 – 200.000 đồng/kg. Như vậy, 1 tấn tôn 1 năm thu hoạch từ 4 tấn đến 4,2 tấn hào vỏ, ông thu về từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng”.
Từ mô hình nuôi hào của ông Nguyễn Văn Rừng cho thấy, việc đa dạng hóa nuôi thủy sản hiện nay là rất cần thiết vừa giúp nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình vừa giúp địa phương phát huy tối ưu tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao