Tin nông nghiệp Phân bón Văn Điển giúp vải thiều quả to, cùi dày

Phân bón Văn Điển giúp vải thiều quả to, cùi dày

Author Chu Công Tiện, publish date Wednesday. July 6th, 2016

Phân bón Văn Điển giúp vải thiều quả to, cùi dày

Phù hợp tiêu chuẩn VietGAP

Về vai trò của phân Văn Điển đối với cây vải thiều, ông Lưu Anh Đức – cán bộ Trạm Khuyến nông Lục Ngạn cho biết: “Toàn huyện có trên 16.200ha vải, trong đó có 10.500ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Vải chủ yếu trồng trên đất vùng đồi sỏi cơm, dốc, kết cấu rời rạc nên chất dinh dưỡng dễ bị rửa trôi, nhất là qua nhiều năm canh tác nên ngày càng nghèo chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất vi lượng.

Phân lân Văn Điển ngoài dinh dưỡng chính là lân, còn có các chất trung và vi lượng, là loại lân chậm tan, không tan trong nước mà chỉ tan trong dung dịch axit yếu do rễ cây tiết ra. Cây cần đến đâu, phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi, do đó loại phân này rất phù hợp với đất đồi dốc. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển do thành phần chính có lân nên cũng có tác dụng như vậy. Ngoài ra nó còn cung cấp đủ 16 nguyên tố thiết yếu cho cây trồng nên rất phù hợp với quy trình sản xuất VietGAP”.

Về vai trò của phân Văn Điển  đối với việc trồng vải thiều theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, ông Phạm Văn Dũng – Chủ nhiệm HTX Hồng Xuân cho biết: “HTX có 30ha vải với 3 giống vải thiều, u trắng, Thanh Hà. Có 5ha trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, còn lại là trồng theo VietGAP. Vụ này HTX đã cơ bản thu hoạch xong và xuất khẩu được 10 tấn sang Úc. Phân Văn Điển giúp cho cây vải xanh, không bị loang trắng, lá xanh đen.

Quả sai, to và căng tròn đều, khi chín có màu đỏ, không chàm chấm, cùi dày hạt nhỏ, ăn giòn, thơm vị ngọt thanh. Những năm trước khi chưa bón phân Văn Điển cây xấu, cành cứng, lá mỏng, màu vàng hoặc trắng nhợt, quả nhỏ gai, ăn có vị chua, ít nước, hạt to, cùi mỏng hay bị sâu đục cuống, bệnh sương mai, thán thư, gỉ sắt”.

Đầy đủ các chất trung, vi lượng

Các chất trung và vi lượng nói chung, trong đó có các chất trung, vi lượng trong phân Văn Điển có rất nhiều tác dụng đối với cây trồng. Cụ thể, CaO (canxi) có tác dụng khử chua, hạn chế độc hại của sắt, nhôm; SiO2 (silic) giúp cho thành mạch tế bào dày, cây cành cứng cáp hơn, hạn chế bị đổ gãy. Thành mạch gỗ cứng cáp sẽ ngăn cản sự xâm nhiễm của vi khuẩn, nấm, virus, côn trùng… hạn chế sâu bệnh. Thành tế bào biểu bì được thấm màng mỏng silic trở thành rào cản hiệu quả chống lại sự mất nước nên tăng sức chịu hạn cho cây. MgO (manhe) khử chua, ém phèn, tăng độ phì của đất, giúp cây tổng hợp protein và chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Các chất vi lượng như: Fe, Zn, Mn, Mo, Bo, Cu… cây cần số lượng ít nhưng nếu thiếu sẽ ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm. Các chất vi lượng: Zn, Bo, Fe, Cu, Co… giúp cây tổng hợp nhiều vitamin, tạo ra các hương liệu cho hạt, củ, quả làm tăng hương vị đặc trưng của sản phẩm.

Phân đa yếu tố chuyên dụng NPK Văn Điển bón cho các loại cây trồng nói chung, trong đó có phân NPK bón cho vải thiều khác các loại NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn có đầy đủ các chất trung và vi lượng như trên. Ví dụ: NPK Văn Điển 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng: N 5%, P2O5 10%, K2O 3%, S 1%, MgO 8%, CaO 16%, SiO2 15% và các chất vi lượng: Zn, B, Mo, Cu, Co...

Một năm có 3 đợt bón: Đợt 1 sau khi thu hoạch quả (tháng 7 - 8) NPK 5.10.3, 2 – 2.5 kg/cây. Đợt 2: Đón hoa tháng 11, 12; đợt 3 nuôi quả tháng 4. Mỗi đợt bón 2 – 2,5 kg/cây NPK Văn Điển 12.8.12. Chú ý đợt bón sau khi thu hoạch quả là quan trọng nhất, giúp cho cây chóng hồi phục sau nhiều tháng nuôi quả tốn nhiều chất dinh dưỡng. Cách bón: Xới đất xung quanh gốc theo đường chiếu của tán cây, bón phân, tưới đủ ẩm.


Muốn gặp lợn phải cách ly trước 3 ngày, qua phòng sát trùng Muốn gặp lợn phải cách ly trước 3… Cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa xuân Cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch…