Tin nông nghiệp Phân lân nung chảy Ninh Bình đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mía

Phân lân nung chảy Ninh Bình đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mía

Author Ths. Nguyễn Viết Cường, publish date Tuesday. January 17th, 2017

Phân lân nung chảy Ninh Bình đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mía

Mía là cây trồng cho năng suất sinh vật học cao (thuộc nhóm thực vật C4), có thể đạt tới 100 - 120 tấn/ha hoặc hơn nếu được trồng trong những môi trường thuận lợi.

Trong ảnh: Mía sinh trưởng, phát triển tốt nhờ phân lân nung chảy Ninh Bình

Cũng chính vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của mía cũng rất cao. Theo tổng kết từ những kết quả nghiên cứu về phân bón trên mía cho thấy, mỗi ha cây mía cần từ 120 - 210kg N, 60 - 120kg P2O5/ha, 100 - 210kg K2O.

Cây mía không chỉ cần những chất đa lượng như đạm (N), lân (P) và kali (K) như trên mà còn có nhu cầu cao về manhê (Mg), canxi (Ca), silic (Si) và các chất vi lượng.

Nếu được cung cấp đầy đủ về loại và lượng những chất dinh dưỡng này sẽ là một giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định để gia tăng năng suất, chất lượng mía ở Việt Nam lên cao hơn nữa so với hiện nay.

Theo thống kê của tổ chức FAO năm 2012, năng suất mía của Việt Nam trung bình đạt 64,0 tấn/ha, được xếp vào nhóm nước có năng suất mía thấp. Trong khi đó Brazil đã đạt được 120 tấn/ha, Thái Lan là 100 tấn/ha.

Năng suất mía của Việt Nam hiện thấp có nhiều nguyên nhân như thời tiết khí hậu có nơi chưa phù hợp, đất trồng mía phần nhiều thuộc nhóm có độ màu mỡ thấp, nguồn nước cung cấp chưa đáp ứng được (nhiều vùng hiện vẫn nhờ vào nước trời), khả năng đầu tư phân còn thấp và kỹ thuật bón chưa hợp lý…

Công nghệ sản xuất phân lân nung chảy Ninh Bình bằng phương pháp nhiệt với tổng các chất dinh dưỡng rất cao. Thành phần chính của phân lân nung chảy Ninh Bình gồm: Chất dinh dưỡng lân hữu hiệu (P205 ): 15 - 17% ; CaO: 28 - 34%; Mg0: 16 - 20% Si02: 25 - 30% và chất vi lượng: B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo…

Khi sử dụng phân lân nung chảy bón cho cây mía chất lân (P205) sẽ thúc đẩy quá trình phát triển bộ rễ, đâm chồi, nhất là đối với mía gốc cần có đủ số chồi để đạt năng suất. Phân lân nung chảy có tính chất khử chua rất tốt do tổng chất vôi (CaO, MgO) chiếm tới 50% thành phần của lân nung chảy giúp cho bà con không phải dùng vôi bột để khử chua. Chất canxi sẽ giúp quá trình trao đổi chất giữa bên trong, ngoài tế bào, giúp cây trồng tổng hợp protit và chuyển hóa chất dinh dưỡng.

Chất ma nhê là thành phần chính tham gia vào cấu trúc phân tử của diệp lục thúc đẩy quá trình quang hợp tốt sẽ duy trì bộ lá xanh bền, tăng tuổi thọ lá giúp cây tăng khả năng tổng hợp protit, chất đường, chất béo.

Chất Silic đặc biệt quan trọng tạo lên cấu trúc thành vách của tế bào, tạo cho thân cây cứng, chắc chắn hơn giúp cây chống đổ ngã, chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

Khối lượng bón từ 1.000 - 1.200 kg/ha cho mía vào thời kỳ bón lót (đối với mía tơ) hoặc sau thu hoạch 30 - 35 ngày (đối với mía gốc) sẽ đáp ứng cơ bản yêu chất dinh dưỡng gồm lân, canxi, ma nhê, silic, các chất vi lượng cần thiết cho cây mía.

Bên cạnh đó, phân lân nung chảy Ninh Bình còn giúp cải tạo, nâng cao độ phì và sức sản xuất của đất. Sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình cho phép nông dân kết hợp với phân đơn chứa chất đạm, kali sẽ thuận lợi hơn trong việc bón, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ của cây tốt hơn và giảm được giá thành so với sử dụng phân hỗn hợp như DAP, NPK.

Với sự phân tích như trên, PHÂN LÂN NUNG CHẢY NINH BÌNH ĐÁP ỨNG TỐT NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO CÂY MÍA so với nhiều loại phân chứa lân khác 


Philippines tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan Philippines tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt… Kinh nghiệm trồng chuối tiêu hồng thu hoạch đúng tết Kinh nghiệm trồng chuối tiêu hồng thu hoạch…