Nuôi lợn (Heo) Phát hiện và định chủng virus PRRS ở lợn bằng phương pháp multiplex RT-PCR

Phát hiện và định chủng virus PRRS ở lợn bằng phương pháp multiplex RT-PCR

Author Nguyễn Thị Diệu Thúy và CTV, publish date Thursday. October 25th, 2018

Phát hiện và định chủng virus PRRS ở lợn bằng phương pháp multiplex RT-PCR

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) là một trong những dịch bệnh gây tổn thất nặng nề về kinh tế ở lợn trên thế giới. Virus PRRS xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1997. Giai đoạn 2007 – 2012 dịch PRRS liên tục xãy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi lợn ở nước ta. Thực tế cho thấy virus PRRS có sự biến đổi di truyền cao do có sự hình thành các biến chủng/ dòng khác nhau gây khó khăn cho công tác chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

Phương pháp multiplex RT-PCR được dùng để nhận diện, phân biệt nhiều loại virus hoặc các chủng/ dòng khác nhau trong cùng một loại tác nhân gây bệnh trong cùng một mẫu dựa vào kích thước đoạn gen được khuyếch đại. Nhóm tác giả đã thiết kế bộ mồi đặc hiệu thuộc vùng gen ORF7 có thể vừa chẩn đoán vừa xác nhận củng PRRSV nhiễm, đồng thời đánh giá được độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp.

158 mẫu máu, huyết thanh được thu thập từ lợn có biểu hiện hoặc nguy cơ cao nhiễm PRRS ở các tỉnh Điện Biên (n=9), Lâm Đồng (n=67), Cần thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang (n=12), Đồng Nai, Tp.HCM (n=58), Bình Dương (n=12).

Các mồi đặc hiệu dựa trên trình tự gen ORF7 mã hóa cho protein nhân của virus PRRSV, trong đó mồi xuôi đặc hiệu với cả 2 chủng châu Âu (EU) và Bắc Mỹ (NA); trong khi đó mồi ngược đặc hiệu với chủng EU hoặc NA. Kích thước sản phẩm PCR nhân lên bằng bộ mồi đặc hiệu lần lượt là 161 và 245 bp tương ứng với chủng PRRS dòng EU và NA. Độ đặc hiệu của phương pháp cũng được kiểm tra qua phản ứng chéo với các chủng virus thường đồng nhiễm với PRRSV như virus gây hội chứng còi cọc sau cai sữa (PCV2), virus gây sốt cổ điểm ở lợn (CSFV). Độ nhạy của phương pháp cho phép phát hiện ở giới hạn nồng độ virus là 1,87×10-4 ng/µl. Kết quả xác định 79,11% mẫu phân lập có dương tính với PRRSV, trong đó có 77,85% thuộc chủng NA. 1,27% thuộc chủng EU. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy tiềm năng sử dụng kỹ thuật multiplex RT-PCR trong chẩn đoán phân tử và định type PRRSV đang lưu hành.

Theo Tài liệu Hội nghị KHCN Sinh học toàn quốc 2013


Bệnh heo tai xanh Bệnh heo tai xanh Bệnh phó thương hàn heo Bệnh phó thương hàn heo