Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển
Theo Tổng cục Thủy sản, tổng diện tích tiềm năng nuôi biển ở nước ta khoảng 500.000 ha, trong đó diện tích nuôi vùng bãi triều ven biển 153.300 ha; nuôi vùng vũng vịnh, eo ngách và ven đảo là 79.790 ha và nuôi vùng biển xa bờ 100.000 ha. Một số đối tượng chính được đưa vào phát triển như: cá song, cá giò, cá hồng, cá vược, cá tráp, cá chim vây vàng, cá ngừ, cá măng biển...
Cả nước hiện có 51 cơ sở sản xuất giống cá biển, sản lượng sản xuất thực tế đạt 509 triệu con và 387 cơ sở sản xuất giống nhuyễn thể, sản lượng sản xuất thực tế đạt 41,1 tỷ con.
Tại diễn đàn, nhiều tham luận, ý kiến đề xuất của đại biểu nhằm đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển.
Thức ăn cho nuôi biển được cung cấp bởi 2 nguồn chính là sản xuất trong nước và nhập ngoại. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phục vụ nuôi cá biển công nghiệp. Thức ăn tự chế từ tận dụng các loại phế phụ phẩm trong nông nghiệp, các loài cá tạp được sử dụng khá phổ biến trong nuôi biển, đặc biệt nuôi cá biển.
Tuy nhiên, việc sản xuất và cung cấp thức ăn chuyên cho nghề nuôi cá biển vẫn là một khâu chưa phát triển mạnh. Phần lớn lượng thức ăn công nghiệp cho nuôi biển do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sản xuất hoặc nhập ngoại nên khó kiểm soát được giá thành, chất lượng, nguồn gốc của thức ăn cũng như khả năng và các phương thức cung cấp, đây là một trong những yếu tố tác động đến phát triển bền vững của nuôi trên biển hiện nay, dẫn đến nghề nuôi biển chậm phát triển.
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển là hướng đi phát triển bền vững, hiệu quả.
Hiện nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã chủ động nghiên cứu công thức thức ăn riêng cho cá biển và đặt hàng doanh nghiệp sản xuất gia công, cung ứng cho nuôi cá biển tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa), bước đầu có hiệu quả tốt.
Tại diễn đàn, nhiều tham luận, ý kiến đề xuất của đại biểu nhằm đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển.
Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết, để phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển, cần chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nuôi thương phẩm các đối tượng cá biển, tôm biển, ưu tiên mô hình ứng dụng công nghệ lồng nuôi HDPE (lồng nuôi có khung làm bằng nhựa HDPE), sử dụng thức ăn công nghiệp giảm thức ăn cá tạp, ứng dụng công nghệ thông tin giám sát môi trường, dịch bệnh, quản lý sức khoẻ đàn cá nuôi cho người dân. Hơn nữa, việc xây dựng mô hình, dự án nuôi cá biển, tôm hùm có trách nhiệm gắn với các mô hình tổ chức sản xuất của nông dân trong đó lấy hợp tác xã là nòng cốt, nông dân làm trung tâm với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho ngư dân.
Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi biển, gắn với trung tâm nghề cá lớn.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phát triển nuôi biển trở thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280.000 ha, thể tích lồng nuôi 10,0 triệu m3; sản lượng nuôi biển đạt 850.000 tấn. Đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha, thể tích lồng nuôi 12,0 triệu m3; sản lượng nuôi biển đạt 1.450.000 tấn.
Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi biển, gắn với trung tâm nghề cá lớn. Xây dựng các vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung, đáp ứng nhu cầu giống nhuyễn thể cho khu vực và cả nước. Hình thành các vùng nuôi biển xa bờ tại các tỉnh, thành trọng điểm như Quảng Ninh, Hải Phòng.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao