Mô hình kinh tế Phát triển mô hình nuôi lươn sinh sản

Phát triển mô hình nuôi lươn sinh sản

Publish date Thursday. September 24th, 2015

Phát triển mô hình nuôi lươn sinh sản

Xuất phát từ thực tế đó, từ năm 2014 đến nay Phòng Kinh tế hạ tầng TX.Hồng Ngự đã hỗ trợ nông dân thực hiện nhiều mô hình sản xuất lươn giống, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi lươn sinh sản giúp người chăn nuôi chủ động được nguồn giống tốt, hạn chế rủi ro.

Ông Phạm Văn Hậu - Phó Trạm Thủy sản TX.Hồng Ngự cho biết: “Việc sử dụng nguồn lươn giống ngoài tự nhiên là một trong những trở ngại lớn cho người luôn lươn. Bởi kích cỡ và chất lượng lươn bố mẹ đánh bắt ngoài tự nhiên không đồng nhất, việc sử dụng một số biện pháp đánh bắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của lươn bố mẹ cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ hao hụt khi sản xuất giống cao hơn”.

Thành công từ mô hình nuôi lươn sinh sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất và mở rộng mô hình nuôi lươn thương phẩm ở địa phương. Người nông dân có thể chủ động được nguồn con giống, giảm tỷ lệ hao hụt, giảm chi phí đầu tư so với sử dụng nguồn lươn giống ngoài tự nhiên.

Anh Nguyễn Thanh Nhanh ngụ ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh, TX.Hồng Ngự chia sẻ: “So với nhiều mô hình chăn nuôi khác, nuôi lươn là mô hình kinh tế dễ làm, đặc biệt rất phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây vì người nuôi có thể tận dụng được nguồn thức ăn có trong tự nhiên vào mùa nước nổi.

Người nuôi không tốn nhiều diện tích và chi phí đầu tư nhưng hiệu quả kinh tế lại khá ổn định. Đặc biệt, khi chủ động sản xuất được con giống nhân tạo như hiện nay thì vấn đề khó khăn về con giống không còn nữa. Chúng tôi hi vọng sẽ có đầu ra tốt, giá cả ổn định để tiếp tục phát triển kinh tế với mô hình sản xuất này”.

Ông Nguyễn Huấn - Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng TX.Hồng Ngự cho hay: “Ngoài cây lúa, cá tra thì con lươn cũng là một trong những đối tượng được thị xã lựa chọn ưu tiên trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

Những năm qua, bằng nguồn kinh phí khuyến nông địa phương, chúng tôi đã hỗ trợ nông dân thực hiện nhiều mô hình sản xuất lươn giống nhân tạo, hi vọng sẽ giúp người chăn nuôi ở địa phương có được nguồn con giống tốt, sạch bệnh để phục vụ sản xuất, đồng thời chuyển giao cho nông dân những quy trình và kỹ thuật mới về nuôi lươn.

Song song với việc giúp nông dân phát triển chăn nuôi, mở rộng mô hình sản xuất, thời gian tới địa phương sẽ phối hợp với một số đơn vị thu mua để giúp người nông dân giải quyết vấn đề đầu ra, yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế”.

Mô hình nuôi lươn là một mô hình giúp người dân vùng đầu nguồn phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế trong mùa lũ. Tuy nhiên, mô hình này cần phải có sự giúp đỡ của các ngành chức năng để giúp nông dân nắm rõ hơn về các quy trình, kỹ thuật nuôi tiên tiến, giúp giảm giá thành, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đồng thời, việc giúp người chăn nuôi tìm hiểu về thị trường, định hướng, phân khúc thị trường đối với lươn thương phẩm cũng là vấn đề cần làm nhằm tránh tình trạnh “sản xuất ồ ạt rồi mới tìm đến thị trường” như các loại nông sản hiện nay.


Khai thác được 47.246 tấn thủy sản trong vụ cá Nam Khai thác được 47.246 tấn thủy sản trong… Tăng cường quản lý, sản xuất tôm nuôi nước lợ 4 tháng cuối năm 2015 Tăng cường quản lý, sản xuất tôm nuôi…