Cà phê Phòng bệnh về rễ cho cà phê

Phòng bệnh về rễ cho cà phê

Author Hồng Huệ, publish date Saturday. July 31st, 2021

Phòng bệnh về rễ cho cà phê

Bệnh vàng lá thối rễ là một trong những bệnh nguy hiểm gây hại nặng nề cho cây cà phê, thường xuất hiện ở những vườn tái canh và vườn kinh doanh ổn định.

Tại Tây Nguyên, bệnh vàng lá thối rễ là một trong những bệnh nguy hiểm gây hại nặng nề nhất cho cây cà phê. Bệnh thường xuất hiện ở những vườn cà phê tái canh và cả những vườn cây kinh doanh ổn định nhưng không được chăm bón kỹ, nhất là ở khâu quản lý đất trồng.

Theo ông Ê Ban Hơ-Tat, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk thì cách đây 10 năm, rất nhiều vườn cà phê như của gia đình ông đang xanh tốt, đạt năng suất rất cao bỗng nhiên bị vàng lá, ngừng sinh trưởng, trái rụng nhiều, rồi khô cành, và vườn cây xuống dốc rất nhanh chỉ trong một vài năm.

Khi đào rễ lên thì thấy bộ rễ bị hư hỏng hết. Điều này bắt buộc ông và nhiều hộ gia đình phải trồng mới. Tuy nhiên, quá trình trồng mới, nhiều bà con không biết cách xử lý nền đất cũ để diệt hết mầm bệnh trước khi trồng nên tỷ lệ chết cây rất cao. Riêng gia đình ông, nhờ áp dụng theo quy trình khuyến cáo của các nhà khoa học hướng dẫn, vườn cà phê lên xanh tốt, tỉ lệ cây bệnh thấp, và hầu như không xuất hiện bệnh.

Theo các nhà khoa học, bệnh rễ hại cây cà phê thường do tuyến trùng kết hợp nấm bệnh có sẵn trong đất gây hư hỏng bộ rễ cà phê. Tuyến trùng xâm nhập vào rễ gây vết thương, nấm bệnh theo sau tấn công làm thối rễ cà phê.

Cây không hút được nước và dinh dưỡng dẫn tới ngừng sinh trưởng. Lá vàng và rụng, trái rụng, nặng có thể chết cây. Khi nhổ cây lên sẽ thấy rễ tơ bị xơ, rễ ngang xuất hiện các khối u, sưng. Bệnh thường xuất hiện ban đầu ở một cụm khoảng 2-3 cây trong vườn. Nếu không phát hiện và phòng trị hiệu quả sẽ lan rộng ra cả vườn.

Bệnh vàng lá thối rễ thường xuất hiện nhiều nhất ở năm thứ 2, thứ 3 sau khi tái canh với biểu hiện bệnh rất nặng. Hậu quả khiến nhiều vườn vừa tái canh phải thanh lý. Do đó, bà con cần phải biết cách quản lý tuyến trùng và nấm bệnh trong quá trình trồng mới, cũng như ở các vườn đã khai thác để hạn chế tình trạng chết cây.

Trong đó, xử lí đất đúng sẽ làm hạ mật độ các sinh vật gây hại trong đất, chú trọng sử dụng phân hữu cơ, sử dụng phân bón vô cơ hợp lý, đầy đủ để cây khoẻ chống chịu tốt với bệnh hại.

Các nhà khoa học đặc biệt khuyến cáo, đối với bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê, giải pháp ưu tiên là tập trung phòng bệnh bằng kỹ thuật canh tác, xử lý đất bằng vôi hàng năm, bón cân đối hữu cơ vi sinh, bổ sung các nấm đối kháng và đặc biệt sử dụng phân bón vô cơ hợp lý.

Đối với những vườn cà phê già cỗi trồng lại, cần chú ý việc quản lý tuyến trùng hiệu quả. Bà con nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác đồng bộ từ cây giống, quy trình làm và xử lý đất, chăm sóc cây con và quản lý dinh dưỡng để đảm bảo đất khoẻ, rễ khoẻ, cây khoẻ.

Cụ thể, khi muốn tái canh cần chú ý:

- Tùy theo mật số tuyến trùng trong đất của vườn cà phê cũ nhiều hay ít có thể luân canh 1-3 năm trước khi tái canh cà phê. Mật số tuyến trùng càng cao thì phải luân canh xa hơn. Và khi nhổ cây phải lấy hết tất cả rễ, rễ to, rễ nhỏ, lấy càng nhiều càng tốt. Sau đó gom lại và tiêu hủy.

- Trong mùa nắng, cày lật đất phơi tuyến trùng là biện pháp tốt nhất để làm giảm mật độ tuyến trùng trong đất. Song song đó, vì đất qua 1 chu kỳ dài trồng cà phê sẽ thường có biểu hiện chua, pH vào khoảng 4.2 - 4.5.

Vì vậy, bà con nên bón khoảng 2 tấn vôi/hecta vào lần bừa đất cuối cùng trước khi trồng lại để cải tạo đất. Bà con cần bón phân hữu cơ hoai mục hoặc hữu cơ chế biến như Phân Hữu cơ vi sinh Đầu Trâu HCMK7 của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền với lượng bón từ 3 – 4 kg/cây/năm. Bón trước khi trồng mới khoảng 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Điều này sẽ giúp cây cà phê con phát triển tốt, nhất là trong 3 năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản, vốn là giai đoạn cây cà phê tái canh rất dễ bị tuyến trùng tấn công gây hại rễ nhất.

Đối với cà phê trưởng thành khi bị bệnh, bà con cần lưu ý: Nếu bị nhẹ thì dùng các loại thuốc trừ tuyến trùng và nấm theo khuyến cáo. Xử lý cục bộ theo từng cụm, không xử lí cả vườn. Ưu tiên các thuốc có nguồn gốc sinh học và bồ sung bón phân có chứa các nấm đối kháng như Phân hữu cơ BIMA, sản phẩm do Công ty Cổ phần Bình Điền Mê Kông phân phối để tiêu diệt các nấm trong đất. 

Trong giai đoạn cây bệnh, cần ưu tiên sử dụng phân bón lá như Đầu Trâu MK AmiCa (Nano cà phê) để cung cấp dinh dưỡng cho cây cà phê với định kỳ 10 – 15 ngày 1 lần, và ít nhất 3 – 4 lần cho đến khi cây cà phê hồi phục trở lại.

Sau khi cây hồi phục, bệnh đã được kiểm soát thì mới có thể bón phân NPK cho cây với liều lượng tăng dần từ thấp đến cao. Trường hợp cây biểu hiện nặng thì cần nhổ bỏ, tiêu hủy và xử lý hố trồng sạch bệnh

Với những vườn cà phê kinh doanh đang giai đoạn sung sức, các nhà khoa học khuyến cáo nhà vườn nên áp dụng quy trình bón phân tăng cường hữu cơ vi sinh Đầu Trâu HCMK7 để cải tạo môi trường đất, bổ sung vôi hàng năm để tăng pH và hạn chế nấm bệnh, bón phân NPK đúng loại và hợp lý theo từng mùa (mùa nào phân đó) giúp cây sinh trưởng tốt, khoẻ, hạn chế bệnh rễ, đảm bảo năng suất và chất lượng cho vườn cà phê.


Bệnh rỉ sắt hại cà phê Bệnh rỉ sắt hại cà phê Bón phân cho cà phê mùa mưa ở Tây Nguyên Bón phân cho cà phê mùa mưa ở…