Tin nông nghiệp Phòng chống côn trùng gây hại bằng vi sinh vật phân giải Gelatin và Chitin

Phòng chống côn trùng gây hại bằng vi sinh vật phân giải Gelatin và Chitin

Author Kim Hoàn, publish date Thursday. September 19th, 2019

Phòng chống côn trùng gây hại bằng vi sinh vật phân giải Gelatin và Chitin

Đây là công nghệ sinh học vừa giúp phòng chống các loại côn trùng có hại và các loại nấm mốc gây bệnh, vừa thúc đẩy quá trình sinh dưỡng của cây trồng.

Gelatin và chitin trong nấm mốc, côn trùng gây hại 

Là polypeptide có khối lượng phân tử lớn, có nguồn gốc từ collagen, gelatin là thành phần protein chính của tế bào động vật, có trong xương, da và nội tạng. Tuy không vị, không mùi, trong suốt hoặc có màu hơi vàng, nhưng với khả năng kết dính và ổn định hình dạng, trong đời sống, gelatin được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, sơn, chất dán... Với mức nhiệt độ tan chảy dưới 37 độ C, gelatin dễ dàng hòa tan và tan được cả trong miệng nên khi sử dụng gelatin làm phụ gia thực phẩm, dược phẩm. Trong y dược, ứng dụng tiêu biểu của gelatin là làm là viên bao nang.

Chitin (C8H13O5N) là một polymer chuỗi dài của một N-Acetylglucosamine - một dẫn xuất của glucose, có mặt nhiều trong tự nhiên. Chitin là một thành phần đặc trưng của các thành tế bào của nấm, các khung xương của động vật chân đốt như động vật giáp xác (ví dụ cua, tôm hùm và tôm) và côn trùng, các mỏ và vỏ bên trong của động vật thân mềm. Chitin cấu tạo nên bộ xương ngoài của một số động vật như tôm, cua và nhiều loại côn trùng, giúp cho thành tế bào protein cứng và không thấm nước.

Cả gelatin và chitin đều có mặt nhiều trong ấu trùng có hại, nên MC Biotech đã nghiên cứu theo hướng sử dụng vi sinh vật có tác dụng phân giải gelatin/chitin để phòng chống các loại côn trùng có hại và các loại nấm mốc gây bệnh. Đây là phương thức ứng dụng công nghệ sinh học, thân thiện với môi trường.

Dùng vi sinh vật phân giải gelatin và chitin

Để giải quyết vấn đề, MC Biotech chọn các giống vi sinh vật sử dụng gelatin/chitin làm thức ăn, qua đó phân giải gelatin/chitin ở nấm mốc và côn trùng gây hại. Mặt khác, trong khâu nuôi dưỡng vi sinh vật phân giải gelatin/chitin, xảy ra rất nhiều quá trình trao đổi chất và chuyển hóa, tạo ra các loại hoocmon tự nhiên (Auxin, Gibberellin) có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cây trồng và các chất kháng thể tự nhiên cản trở sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Mặt khác, đối với các loại phân bón hoặc các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng – trong quá trình nuôi dưỡng vi sinh vật, lấy nó làm thức ăn cho vi sinh thì sẽ tạo thành phân bón hữu cơ, khi cung cấp cho cây trồng nó sẽ tạo sự cân bằng không gây ảnh hưởng đến rễ, giúp đạt được mức thu hoạch tốt nhất cho cây trồng. Do đó, vi sinh vật phân giải gelatin/chitin vừa có khả năng đề kháng các bệnh do côn trùng có hại gây nên, vừa thúc đẩy quá trình sinh dưỡng của cây trồng nhờ những enzym có lợi phát sinh từ quá trình trao đổi chất, có tác dụng giảm độ mặn cho đất và cải tạo đất.

Tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, nồng độ vi sinh sẽ được pha loãng khác nhau, chẳng hạn như ở giai đoạn trước khi gieo mầm từ 7-10 ngày, phun vào đất lượng vi sinh nguyên chất để phòng sâu và côn trùng, đồng thời cũng tạo được lớp phân nền. Tiếp đó, ở giai đoạn gieo mầm thì pha loãng tầm 15-20 lần với nước, sau đó dần dần tăng nồng độ. Phương pháp này yêu cầu tuyệt đối tuân thủ tỉ lệ pha loãng để đạt hiệu quả tốt, và tùy theo trạng thái của cây, nhiệt độ, khí hậu môi trường mà có sự điều chỉnh nồng độ sử dụng.


Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (17 - 23/9) Những dịch bệnh hại cần chú ý trong… Trâu Myanmar, bò Thái Lan phổng phao trên xứ Nghệ Trâu Myanmar, bò Thái Lan phổng phao trên…