Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Vụ 2
Hiện nay, người dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Long An đang bước vào vụ 2 khoảng 1 tháng. Trong vụ 1, ở các huyện vùng Hạ, dịch bệnh trên tôm xảy ra nghiêm trọng, trong đó chủ yếu là bệnh do sốc môi trường và bệnh đốm trắng. Thời gian giãn cách vụ nuôi để an toàn cho tôm vẫn chưa được đảm bảo. Nhiều hộ vẫn chưa kết thúc vụ 1 trong khi vụ 2 đã bắt đầu.
Để nuôi tôm vụ 2 được thành công, hạn chế tối đa dịch bệnh, các ban ngành chức năng trong lĩnh vực thủy sản tỉnh nhà đã và đang tập trung tìm hiểu nguyên nhân và có những định hướng cho người nuôi an toàn.
Vừa qua, Chi cục Thú y Long An đã thu 6 mẫu tôm bệnh gửi xét nghiệm tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, kết quả cho thấy 100% mẫu phân tích đều dương tính với bệnh đốm trắng. Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã thu mẫu phân tích bằng các phương pháp mô học, PCR, sinh học phân tử và xác định tác nhân chính gây tôm chết hàng loạt ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do vi khuẩn ký sinh gây hoại tử gan.
Kết quả phân tích cho thấy vi khuẩn thuộc nhóm Gama-Proteobacteria, nhóm này gần giống với nhóm Alpha-proteobacteria từng gây bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng ở Nam Mỹ.
Trong tình hình thời tiết thay đổi thất thường và sự xuất hiện loại dịch bệnh mới chưa thể khống chế được. Vì vậy, để phòng chống dịch bệnh trên tôm trong thời gian tới đạt hiệu quả, qua công văn số 376/CCTY-KT ngày 20/5/2011, Chi cục Thú y có khuyến cáo người nuôi tôm như sau: Thứ nhất: việc xử lý môi trường ban đầu để thả nuôi lại vụ 2 là khâu quan trọng nhất và cần phải xử lý qua 2 giai đoạn:
- Đầu tiên là tiêu diệt các vật chủ trung gian mang mầm bệnh lây truyền như cua, còng, tôm, tép, cá tạp, … bằng các loại hóa chất đã được phép lưu hành như: Han- Cyrin, Anti-parasite, …
- Sau đó là tiến hành diệt virus, vi khuẩn, vi bào tử, diệt nguyên sinh động vật bằng các loại hóa chất như: Formaline, vôi CaO hoặc các dòng Chlorin hỗn hợp, … sau khi lấy nước vào ao nuôi. Thứ hai: trước khi thả nuôi người dân cần đưa tôm giống xét nghiệm các bệnh virus hoại tử gan, virus đốm trắng, vi bào tử trùng và kiểm dịch loại bỏ bệnh do ký sinh trùng, bệnh nấm, bệnh phát sáng, bệnh đỏ thân, …
Thứ ba: cần quản lý chim, cò, chuột qua lại từ ao bệnh sang ao khỏe.
Thứ tư: Duy trì mực nước trong ao trên 1.2m.
Thứ năm: Người nuôi không nên sử dụng cùng một loại thuốc để phòng trị bệnh trong thời gian dài để tránh tạo loại vi khuẩn lờn thuốc gây khó trị bệnh về sau.
Thứ sáu: Người dân cần có ý thức cộng đồng, cùng giúp nhau dập dịch khi bệnh mới bùng phát.
Thứ bảy: Người nuôi không nên xả nước ao tôm bị bệnh ra môi trường chung quanh khi chưa qua xử lý triệt để.
Thứ tám: Sau khi kết thúc vụ nuôi người nuôi nên sên vét bùn đáy ngay. Phải khai báo với chính quyền địa phương khi có trường hợp sên bùn ra kênh rạch để kịp thời xử lý tránh mầm bệnh tràn lan gây bệnh ra toàn vùng.
Để nuôi tôm vụ 2 được thành công, ngoài những lưu ý trên, người nuôi nên thường xuyên liên lạc với nhân viên kỹ thuật Trạm khuyến ngư vùng Hạ trực thuộc Trung tâm Thủy sản Long An để được tư vấn, giải đáp thắc mắc, và có những chẩn đoán bệnh và giải pháp phòng trị bệnh kịp thời.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao