Phòng, Trị Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Ếch Nuôi

Phòng, Trị Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Ếch Nuôi

Publish date Friday. August 30th, 2013

Phòng, Trị Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Ếch Nuôi

Những năm trước đây tại Thừa thiên Huế nguồn ếch thịt bán ra trên thị trường chủ yếu là nguồn ếch tự nhiên. Từ năm 2006 trở lại đây nguồn cung cấp ếch thịt trên thị trường chủ yếu là ếch nuôi chiếm 80%. Ếch là loài đặc sản, có giá trị dinh dưỡng cao.

Ếch được nuôi với các hình thức rất đa dạng như nuôi lồng trong ao, trong bể ximăng, nuôi thả vườn…, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một đối tượng có triển vọng xuất khẩu cần được phát triển. Tuy nhiên, cũng như các loài thủy sản khác, trong quá trình nuôi vẫn không sao tránh khỏi bệnh có thể xảy ra. Với những thông tin sau đây với mong muốn giúp người nuôi giảm thiểu tổn thất do bệnh trong quá trình nuôi.

1. Phòng bệnh

- Vệ sinh và tẩy trùng ao, vườn trước khi nuôi bằng vôi

- Ðảm bảo nguồn nước sạch và giữ được vệ sinh khu nuôi ếch; nước ao nuôi không bị chua, thối đục, không có hoá chất độc.

- Kiểm tra ếch giống khi mua về, có thể tắm nước muối ăn 3%; nếu con nào bị chếtphải loại bỏ ra ngay.

- Ðảm bảo số và chất lượng thức ăn trong từng giai đoạn phát triển của nòng nọc và ếch;

- Không khuấy động làm ếch giật mình căng thẳng. Cho ăn thức ăn tươi, sạch. Có bóng mát che nắng, chống nóng. Chú ý không để chim chuột ăn thịt ếch.

- Thường xuyên vệ sinh, tẩy trùng dụng cụ cho ăn, sàn ăn.

- Không để xảy ra dịch bệnh.

2. Trị một số bệnh thường gặp

Nguyên nhân gây bệnh cho ếch thường là do ếch ốm yếu, môi trường nuôi nhiễm bẩn, ếch rất dễ bị bệnh ngoài da, sau đó nhiễm trùng dẫn đến ếch bị trướng bụng, da tái đi, không ăn và chết.

2.1. Bệnh trướng hơi:

* Dấu hiệu: Bụng ếch trướng to và ngửa bụng lên mặt nước, bệnh này do nước thối

bẩn, thức ăn ươn thối.

* Cách trị:

Bắt ếch bị bệnh nhốt riêng, sau đó thả vào chậu chứa khoảng 5 lít nước hoà với 3 lọ Penicillin loại 1 triệu đơn vị, ngâm tắm trong 30 phút rồi thả vào bể, lồngđã làm vệ sinh, thay nước mới. Cũng có thể tắm bằng Sunfat đồng (CuSO4 ) nồng độ 5 phần triệu hoặc nước muối ăn 3% trong 10 phút.

2.2.Bệnh đường ruột (bệnh kiết lỵ):

* Dấu hiệu: Thường thấy là ếch bài tiết ra phân trắng và phân sống. Khi bị bệnh hậu môn đỏ, bóp hậu môn thấy máu chảy ra.

*Cách trị:

Dùng một viên Ganidan/1.000-3.000 con/ngày ( hoặc 1 viên/1kg thức ăn), trộn vào thức ăn liên tục trong 3-4 ngày. Khi nòng nọc bị bệnh phải giảm lượng thức ăn xuống còn 50% lượng thức ăn hàng ngày.

2.3. Bệnh đốm đỏ đùi:

* Dấu hiệu: Bệnh do vi khuẩn gây nên. Ở đùi ếch có những đốm đỏ, sau vài ngày không chữa kịp thời sẽ bị lở loét. Bệnh thường thấy ở ếch giống.

* Cách trị: Khi phát hiện bệnh, trước hết phải thay nước, nếu không hiệu quả phải dùng thuốc Sunfat đồng phun xuống ao và vườn. Liều lượng 1,5g/m3. Bệnh này rất dễ lây lan do đó cần có biện pháp đề phòng lây lan thành dịch.

2.4. Bệnh trùng bánh xe:

* Dấu hiệu: Ký sinh ở da nòng nọc, khi trời nóng, gió đông thường xảy ra bệnh này. Khi có trùng ký sinh, da ếch tiết ra nhiều dịch nhờn, tạo nên những điểm màu trắng bạc.

* Cách trị: Dùng sunfat đồng liều lượng 2-3g/m3 nước phun toàn ao, hoặc tắm cho ếch với liều lượng 5-7g/m3 trong vòng 10-15 phút, hay tắm trong nước muối 2-3% trong vòng 10-15 phút.


Cách Phòng Và Trị Bệnh Đối Với Mô Hình Nuôi Ếch Thái Cách Phòng Và Trị Bệnh Đối Với Mô… Phòng Chống Bệnh Cho Ếch Phòng Chống Bệnh Cho Ếch