Tin nông nghiệp Phòng trừ bệnh hại vải thiều cuối vụ

Phòng trừ bệnh hại vải thiều cuối vụ

Author Bùi Văn Viện, publish date Wednesday. June 8th, 2016

Phòng trừ bệnh hại vải thiều cuối vụ

Qua tổng hợp kinh nghiệm của các hộ trồng vải cho thu nhập cao, NTNN xin giới thiệu một số biện pháp phòng trừ bệnh hại quả vải thiều cuối vụ:

Bệnh sương mai

Dấu hiệu nhận biết: Trên quả vải xuất hiện các đốm nâu dạng thấm nước, sau vài ngày nấm bệnh xâm nhập vào trong thịt quả làm thịt quả lõm xuống, chuyển sang màu trắng và thối.

Giai đoạn vải chín, bước vào thu hoạch nếu gặp thời tiết nóng và khô thì bệnh gây hại ít, còn thời tiết mưa nhiều, đêm và sáng sớm nhiều sương, nhiệt độ 25 – 270C thì bệnh phát triển mạnh, tỷ lệ quả vải nhiễm bệnh cao.

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc Ridomil 75WP, Tilt super 300EC... nồng độ 2‰, phun phòng trừ bệnh 2 lần, lần 1 trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng, lần 2 sau lần 1 từ 10 – 15 ngày.

Bệnh mất màu quả vải

Dấu hiệu nhận biết: Khi vải chín, vỏ quả không có màu đỏ đặc trưng và không có màu đồng nhất, nếu bệnh nặng, trên vỏ quả xuất hiện các đốm màu đen, nấm ăn sâu vào thịt quả gây thối. Bệnh phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm. Biện pháp phòng trừ: Phun phòng trừ bệnh bằng một trong các thuốc sau: Bavistin 50FL, Anvil 5SC, Cacbenzim 500FL… nồng độ 2‰. Chú ý: Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khi thu hoạch quả vải, phải đảm bảo thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật.

Bệnh nứt quả vải

Dấu hiệu nhận biết: Đây là bệnh sinh lý, phát sinh từ khi cùi quả đã bao kín hạt cho đến thu hoạch. Quả bị nứt nhiều do bón phân nhiều, bón muộn, tưới đẫy nước hoặc sau đợt nắng hạn cây thiếu nước gặp mưa nhiều, mưa to. Nguyên nhân do sự phát triển của cùi quả nhanh hơn so với sự phát triển của vỏ quả làm nứt vỏ. Biện pháp phòng bệnh: Không bón phân nuôi quả muộn, không bón nuôi quả với lượng phân lớn, thường xuyên bảo đảm cho cây đủ ẩm, điều hòa nước tưới.


Trong tháng 5, xuất khẩu gạo tụt dốc cả lượng lẫn giá Trong tháng 5, xuất khẩu gạo tụt dốc… Khan hiếm sản phẩm nông sản hữu cơ Khan hiếm sản phẩm nông sản hữu cơ