Phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây trồng
Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh héo xanh vi khuẩn nên để hạn chế tác hại của bệnh, bà con cần làm tốt các biện pháp sau đây:
Sau khi thu hoạch, cần vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch sẽ tàn dư cây trồng, cỏ dại đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Trồng luân canh các loại cây trồng khác nhau, không nên trồng 2 vụ liên tiếp các cây họ cà, bầu bí.
Sử dụng hạt giống, củ giống, cây giống khỏe, sạch bệnh; sử dụng giống có khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, giống ghép (ghép cà chua trên gốc cà tím hoặc gốc cà dại).
Nếu có điều kiện, nên ngâm nước ruộng khoảng 10 - 15 ngày hoặc cày phơi ải. Khi làm đất cần cày bừa kỹ, nên kết hợp với bón thêm vôi bột hoặc dùng Formol, Furadan 3H, đồng Sunfat để xử lý đất (liều lượng và nồng độ thuốc xử lý theo hướng dẫn trên vỏ bao bì); Lên luống cao để đảm bảo thoát nước tốt khi có mưa hoặc sau khi tưới, không để nước đọng trong ruộng.
Không nên trồng cây mật độ quá dày để tạo độ thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong ruộng, hạn chế sự cọ sát giữa các cây để tránh sự lan truyền bệnh.
Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali theo quy trình, tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Chăm sóc cây khỏe để tăng tính chống chịu bệnh cho cây.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và nhổ bỏ sớm cây bị bệnh đem tiêu hủy tránh lây lan sang cây khác. Sau khi nhổ bỏ cây bị bệnh cần bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất đồng thời phun phòng hoặc tưới bằng các loại thuốc Arygreen 75WP + Kasumil 2L, Bellkute 40WP + Kasumil 2L, Kasuran, Rovral, Dishan.
Kinh nghiệm của một số bà con trồng rau sử dụng thuốc kháng sinh Streptomycin + Penicilin hòa mỗi loại một ống vào 1 lít nước sau đó nhúng cây con vào hoặc phun lên cây con trước trồng sẽ giúp phòng bệnh héo xanh vi khuẩn rất hiệu quả.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao