Phòng Trừ Bọ Hại Dừa Bằng Phương Pháp Nhân Nuôi Ong Ký Sinh
Bình Đại có diện tích vườn dừa khá lớn của tỉnh Bến Tre, với hơn 5.991ha, trong đó diện tích cho trái chiếm 5.234ha, sản lượng thu hoạch hàng năm ước đạt 50 triệu trái.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, bọ cánh cứng xuất hiện gây hại nặng tại nhiều vườn dừa. Chúng tấn công mạnh trên những cây dừa nhỏ, mới trồng chưa khép tán hoặc chưa cho trái.
Theo ước tính của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, từ năm 2000, có trên 15% diện tích vườn dừa của huyện bị bọ cánh cứng tấn công gây teo đọt, trong đó nhiều vườn dừa bị gây hại cấp 3, cấp 4, không hồi phục được. Năm 2010, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện triển khai thí điểm mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học nhân nuôi ong ký sinh”. Ban đầu, mô hình được triển khai thực hiện tại 2 xã: Phú Vang và Lộc Thuận, với 6 hộ nông dân tham gia. Dưới sự hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật nhân nuôi ong ký sinh của cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện, các hộ nông dân bước đầu đã tiếp cận với phương pháp nhân nuôi ong ký sinh và đạt hiệu quả khá cao. Đầu tháng 10-2013, Trạm Bảo vệ thực vật huyện nhân rộng mô hình tại xã Vang Quới Đông và nâng tổng số hộ nông dân nhân nuôi đến nay lên 9 hộ.
Chị Nguyễn Thị Đậm, chủ vườn dừa 2.000m2, ở xã Vang Quới Đông, tham gia nhân nuôi ong ký sinh, cho biết: Việc nhân nuôi ong ký sinh rất có lợi, vừa không tốn chi phí mua thuốc hóa học, vừa không độc hại nhưng đem lại hiệu quả cao, gia đình đã nhân nuôi và phóng thích được trên 50 con ong ký sinh. Hiện vườn dừa của gia đình đã phục hồi nhanh, phát triển tốt và cho trái sai. Mummyes được nuôi thích nghi ở nhiệt độ từ 28-30 độ C, tức vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm; mummyes được nuôi trong ống nghiệm sau 2 ngày sẽ vũ hóa, khi đó là thời điểm thích hợp nhất cho ấu trùng bọ dừa ký sinh, ấu trùng được ký sinh phải đạt ở độ từ 3-4 tuổi, theo đó tỷ lệ nuôi sống đạt trên 90%, đặc biệt thời gian từ khi mummyes ký sinh với ấu trùng đến khi phóng thích ra ngoài từ 16-18 ngày...
Sau 3 năm thực hiện, nông dân đã nhân nuôi và phóng thích ra môi trường trên 6.000 con ong ký sinh. Qua khảo sát, sau khi được phóng thích, ong ký sinh phát tán trên diện rộng, với bán kính vài cây số kể từ điểm phóng thích.
Mô hình nhân nuôi ong ký sinh phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa thời gian qua đã được nông dân đánh giá là mô hình thân thiện với môi trường, khống chế thành công dịch bọ cánh cứng hại dừa trên địa bàn huyện và hiện tại, vườn dừa của huyện đã hồi phục trên 98% diện tích.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao