Khổ qua (Mướp đắng) Phòng Trừ Rầy Lửa, Rầy Nhớt Hại Khổ Qua

Phòng Trừ Rầy Lửa, Rầy Nhớt Hại Khổ Qua

Publish date Saturday. April 26th, 2014

Phòng Trừ Rầy Lửa, Rầy Nhớt Hại Khổ Qua

Khổ qua (mướp đắng) là một loại rau quả nhiệt đới dùng làm thức ăn, nhưng cũng được dùng làm thuốc ở các nước Đông Nam Á như Ấn Độ và ngay cả Phi Châu, có tác dụng giảm đường huyết; kháng khuẩn.

Quả và hạt khổ qua có chứa nhiều chất có tác động lên lượng đường glucose hoặc insulin. Nhiều cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và ở động vật cho thấy trái khổ qua giúp kích thích hoạt động tiết insulin, cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở gan tiết glucose.

Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy khổ qua có thể dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường. Điều cần thiết là làm sao tiêu chuẩn hóa để các mẻ sản xuất có công hiệu giống nhau. Hoạt chất trong mướp đắng thay đổi tùy theo thổ nhưỡng, khí hậu, giai đoạn thu hoạch, nên tiêu chuẩn hóa là điều cần thiết.

Nhưng việc canh tác cây khổ qua cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện mưa gió thất thường. Đối tượng gây hại đáng kể nhất là bọ trĩ (còn gọi bù lạch, rầy lửa - thrips sp) và nhóm rệp (còn gọi rầy nhớt - Aphis spp.).

Bọ trĩ gây hại nghiêm trọng ở các vùng chuyên canh cây khổ qua và phát triển thành dịch hại suốt trong năm. Bọ trĩ rất nhỏ, có thể thấy bằng mắt thường. Ấu trùng có màu trắng hơi vàng, thành trùng có màu sẫm hơn hoặc nâu, di chuyển lẹ, sống tập trung ở đọt non, chích hút nhựa làm chùn ngọn, khô đọt, cây không vươn lóng, trái không phát triển. Biểu hiện rõ nhất là làm cho đọt non bị xoăn lại.

Khi mật số bọ trĩ cao chích hút mạnh làm chảy nhựa nên mặt dưới lá trông như phủ một lớp dầu bóng. Bọ trĩ kháng thuốc mạnh và là tác nhân truyền virus gây bệnh khảm. Nên kiểm tra ruộng mướp đắng thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng bù lạch.

Nhóm rệp hay rầy nhớt (Aphis spp.) còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1-2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn bị chùn đọt lại và lá bị vàng. Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng. Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm. Nên phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất.

Để hạn chế nhóm bọ trĩ và nhóm rầy nhớt gây hại trên cây khổ qua bà con nên chủ động phun thuốc ngay khi chúng chớm xuất hiện hay ngay khi cây ra đọt non bằng thuốc trừ sâu Marshal 200SC, thuốc chứa 200g/lít họat chất Carbosunlfan có cơ chế tác động lên sâu hại ở cả 3 đường: tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Thuốc Marshal phân bố mạnh và đồng đều trong mô cây, diệt hữu hiệu các côn trùng gây hại bên trong lẫn bên ngoài cây trồng, đặc biệt hiệu quả cao đối với các loài sâu chích hút, với liều sử dụng là 1 lít cho 1 ha.

Để hạn chế tính kháng thuốc của côn trùng bà con có thể luân phiên với thuốc trừ sâu Proclaim 1.9 EC, đây là thuốc trừ sâu có nguồn gốc thiên nhiên, tác động tiếp xúc và vị độc, đặc trị sâu kháng, rất an toàn cho cây trồng, người phun và thiên địch, phù hợp chương trình sản xuất rau an toàn, IPM, GAP, liều sử dụng 400ml cho 1ha.

Ngoài ra bà con phải thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm sâu hại thì xử lý sẽ hiệu quả cao hơn; cắt bỏ những cành bị sâu bệnh tạo cho vườn thông thoáng hơn. Bà con cần chú ý phải có thời gian cách ly là 7 ngày đối thuốc trừ sâu Marshal 200SC, để bảo đảm an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.


Kỹ thuật trồng cây khổ qua Kỹ thuật trồng cây khổ qua Trồng Mướp Đắng Trái Vụ Trồng Mướp Đắng Trái Vụ