Bưởi Phòng trừ rệp sáp hại bưởi da xanh

Phòng trừ rệp sáp hại bưởi da xanh

Author BV – TT KNKN, publish date Thursday. January 24th, 2019

Phòng trừ rệp sáp hại bưởi da xanh

Bưởi da xanh là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được nhiều hộ nông dân mở rộng diện tích canh tác. Tuy nhiên bưởi da xanh cũng là một trong những đối tượng rất dễ bị sâu bệnh tấn công trong đó có rệp sáp. Đối tượng này là một trong những nguyên nhân gây hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái.

Lợi nhuận từ trồng bưởi

Theo Anh Hồ Hoàng Kha – Nông dân trồng bưởi da xanh ở ấp Phước Bình, xã Sông Xoài, huyện Tân Thành cho biết trung bình mỗi ha bưởi da xanh đạt từ 15-20 tấn trái với giá bán giao động từ 45.000-50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh còn thu lợi từ 200-300 triệu đồng/ha. Anh cho biết thêm, trồng bưởi da xanh cho thu nhập cao do bưởi có thể trồng được quanh năm, giá bán cao tuy nhiên rất dễ bị sâu bệnh tấn công trong đó có rệp sáp. Nếu như không có biện pháp phòng trừ kịp thời thì năng suất cũng như phẩm chất bưởi sẽ giảm đáng kể.  

Nguyên nhân rệp sáp gây hại?

Trên các bộ phận của cây như cành, lá, trái nơi rệp sáp xuất hiện có đóng 1 lớp nấm bồ hóng màu đen phủ lên. Đó là do dịch ngọt của rệp sáp tiết ra làm thu hút nấm bồ hóng phát triển. Các bộ phận gây hại sẽ không phát triển, lá nhỏ, biến dạng, quăn queo.

Nguyên nhân làm gia tăng mật số rệp sáp gây hại trên bưởi là do tình khô hạn gây gắt vào đầu mùa mưa. Trên những vườn bưởi khô hạn thì khả năng lây lan rệp sáp càng nhanh và khả năng bộc phát thành dịch càng lớn; Vườn bưởi ít chăm sóc, tỉa cành và tán rợp; vườn bưởi có mật số kiến đen cao thì khả năng lây lan cao do rệp sáp di chuyển nhờ côn trùng.

Rệp sáp gây hại trên trái làm cho trái bị biến dạng không phát triển được do đó phải tỉa bỏ, nếu tấn công giai đọan trái nhỏ sẽ bị chai trái. Trên lá rệp sáp tiết ra chất dịch ngọt làm thu hút nấm bồ hóng phát triển, trên mặt lá bị phủ 1 lớp nấm sẽ làm giảm khả năng quang hợp. Khả năng ra hoa đậu trái cũng giảm do rệp tấn công hút chất trên cành, trên lá làm cho cây bị suy kiệt, khả năng sinh trưởng phát triển cũng như tiềm năng năng suất sẽ giảm rất nhiều.  

Biện pháp phòng trừ

-Sau mùa thu hoạch bưởi tết âm lịch (tháng giêng) nên cắt bỏ, tiêu hủy các bộ phận bị rệp sáp còn sót lại của vụ trước nếu không sẽ làm gia tăng mật số rệp sáp và kiến sẽ mang rệp sáp di chuyển từ cây này sang cây khác.

- Vệ sinh vườn thông thoáng.

- Vào mùa khô khi tưới nước nên dùng vòi phun có áp lực mạnh để phun rửa rệp sáp trên tán đồng thời rửa trôi nấm bồ hóng trên tán.

- Quét vôi lên gốc, từ gốc lên 1-1,2 m.

- Diệt những con kiến cộng sinh bằng cách tìm ổ kiến dưới đất, gom lá khô lại để thu hút kiến sau đó sử dụng những bã mồi hoặc thuốc để phun trực tiếp tiêu diệt kiến.

- Nếu dùng thuốc nên chọn thuốc nhũ dầu hoặc có khả năng lưu dẫn, thấm sâu. Nên áp dụng biện pháp phun nước trước khoảng 2-3 giờ trước khi phun thuốc mục đích để nước làm thấm và mềm lớp sáp, thuốc sẽ thấm ước đều con rệp sáp từ đó hiệu quả phòng trừ sẽ cao hơn.


Cân bằng độ pH cho đất trồng bưởi sau mưa Cân bằng độ pH cho đất trồng bưởi… Bao trái bưởi, biện pháp quan trọng đem hiệu quả cao trong phòng trừ sâu đục trái Bao trái bưởi, biện pháp quan trọng đem…