Ổi Phòng trừ sâu đục trái và bệnh thán thư hại ổi trong mùa mưa

Phòng trừ sâu đục trái và bệnh thán thư hại ổi trong mùa mưa

Author Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục BVTV Bến Tre, publish date Thursday. April 27th, 2017

Phòng trừ sâu đục trái và bệnh thán thư hại ổi trong mùa mưa

Ổi là loại cây ăn trái dễ trồng, mau cho trái, thường được chọn trồng xen với các loại cây trồng khác trong giai đoạn kiến thiết cơ bản với mục đích lấy ngắn nuôi dài. Hiện nay, có một số giống ổi chất lượng cao như ổi ruột hồng, ổi không hạt, xá lị nghệ,…có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong mùa mưa ổi rất thường hay bị sâu đục trái và bệnh thán thư gây hại, làm giảm năng suất và chất lượng ổi đáng kể.

Trong ảnh: Sâu đục trái ổi gây hại.

Sâu đục trái có tên khoa học là Conogethes punctiferalis thuộc họ Pyralidae, bộ Lepidoptera. Bướm sâu đục trái tương đối nhỏ, thân dài khoảng 12mm, có màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen. Trứng được đẻ rãi rác trên các trái non. Sâu non có đầu nâu, thân mình sâu có mầu trắng ửng hồng. Sau khi vủ hoá, con cái thường tiết ra Pheromone để hấp dẫn con đực. Bướm hoạt động về đêm, ban ngày ẩn trong tán lá. Bướm thường bám trên chùm hoa để hút mật và đẻ trứng trên các lá đài của trái hoặc nơi dính giữa lá và trái. Mỗi bướm cái có thể  đẻ từ 20-30 trứng. Sâu non khi nở bò rất nhanh và đục ngay vào trái.

Sâu có thể đục từ giai đoạn trái nhỏ cho đến lúc gần thu hoạch nhưng nặng nhất lúc trái bằng ngón tay cái cho đến trái bằng trái chanh. Sâu thường hóa nhộng trên cành, lá gần nơi trái bị tấn công hoặc ngay cả trên trái. Sâu gây hại vào lúc trái nhỏ sẽ làm trái sẽ bị biến dạng và bị rụng sau đó, nếu tấn công vào giai đoạn trái lớn thì sẽ làm giảm phẩm chất của trái. Bên cạnh đó, khi bị sâu gây hại, trái thường bị các loại nấm bệnh tấn công làm thối trái. Triệu chứng để nhận diện là từng đám phân mầu nâu đậm do sâu thải ra bên ngoài lổ đục.

Biện pháp phòng trừ:

Phòng trừ sâu  đục trái phải phối hợp nhiều biện pháp:

- Trong tự nhiên, sâu đục trái có nhiều loài thiên địch như: kiến sư tử và chim sâu tấn công sâu non khi ở bên ngoài vỏ trái; bọ ngựa và nhiều loài nhện có khả năng bắt và ăn thịt bướm sâu đục trái.

- Thăm vườn thường xuyên vào giai đoạn ra trái để phát hiện sớm sâu đục trái.

- Thu gom và tiêu huỷ những trái bị sâu gây hại.

- Tỉa cành hàng năm để tạo thông thoáng vườn cây.

- Tỉa bỏ bớt những trái kém phát triển trong chùm.

- Dùng bao giấy bao trái  cũng rất có hiệu quả.

- Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc hóa học ở những vùng thường xuyên bị nhiễm nặng, sử dụng thuốc hoá học phun ngừa giai đoạn tượng trái. Các loại thuốc có hiệu quả đối với sâu đục trái như: Abatin 5,4 EC, Regent 5SC, Brightin 1.8EC,…. Phát hiện phun thuốc khi sâu chưa đục sâu vào trong trái sẽ đạt hiệu quả cao. Chú ý đảm bảo đúng thời gian cách ly để an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Bên cạnh sâu đục trái, bệnh thán thư gây hại khá phổ biến trên ổi nhất là trong mùa mưa. Bệnh do nấm Glomerella psidii gây ra. Nấm gây hại trên lá non và trái non. Triệu chứng thể hiện trên trái lúc đầu là những chấm đen nhỏ bằng đầu kim, sau phát triển thành đốm nâu đen lớn, lõm vào bên trong thịt trái, giữa vết bệnh có các hạt nhỏ màu đen là các ổ bào tử. Bị nặng, các vệt bệnh liên kết lại làm đen cả một vùng trái, trái méo mó, xù xì và trái trở nên rất cứng. Trên lá, nấm bệnh xuất hiện trên đọt non, khi cây ổi đâm tược sẽ thấy trên lá non có những đốm màu tím ở giữa, bìa hoặc chóp lá làm cho lá bị cháy từng mãng. Nếu bị nặng cả chùm lá non biến màu nâu thẫm, lan dần xuống phía dưới, làm ngọn khô quăn, lá rụng sớm. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa vì nấm bệnh thích hợp điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 25-260C.

Biện pháp phòng trừ:

- Tỉa cành tạo tán cho thông thoáng vườn cây

- Thu dọn và tiêu hủy các tàn dư cây bệnh.

- Khi bệnh mới chớm thì phun các loại thuốc gốc đồng hoặc Antracol 70WP, Vicarben 50BHN


Mô hình trồng ổi VietGap tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh Mô hình trồng ổi VietGap tại huyện Tiên… Ổi Không Có Hạt Làm Sao Nhân Giống? Ổi Không Có Hạt Làm Sao Nhân Giống?