Tin nông nghiệp Phòng và trị bệnh đốm lá trên hoa lan đơn giản, hiệu quả nhất

Phòng và trị bệnh đốm lá trên hoa lan đơn giản, hiệu quả nhất

Author An Dương, publish date Monday. July 30th, 2018

Phòng và trị bệnh đốm lá trên hoa lan đơn giản, hiệu quả nhất

Kỹ thuật trồng hoa lan không phải đơn giản việc phòng và trị bệnh đốm lá trên hoa lan cũng không hề dễ dàng nếu không hiểu biết về loại bệnh này.

Bệnh đốm lá là bệnh thường gặp nhất khi trồng hoa lan. Ảnh minh họa

Trong quá trình trồng hoa lan không chỉ mất công chăm sóc giúp cây phát triển tốt và cho ra hoa đẹp, bền lâu thì việc phòng trị bệnh cũng cực kỳ quan trọng. Một trong những bệnh thường gặp nhất đó chính là bệnh đốm lá. Loại vi khuẩn gây bệnh đốm lá trên hoa lan khác nhau thì trạng thái bệnh khác nhau, bệnh đốm lá lan có rất nhiều loại, trong đó có các loại phổ biến như Nipanduomaobaoye, bệnh đốm tán, đốm lá cứng, bệnh đốm mốc lá.

Bệnh thường gặp trên các giống lan Dendrobium, Mokara, Oncidium… Khi gặp thời tiết thuận lợi hoặc thiếu dinh dưỡng bệnh gây hại rất nhanh và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và ra hoa của cây lan. Do đó trong quá trình chăm sóc hoa lan cần đặc biệt lưu ý tới bệnh này để nhanh chóng xử lý nếu không bệnh sẽ lan rộng rất nhanh khó chữa.

Triệu chứng bệnh đốm lá trên hoa lan

Bệnh đốm lá trên hoa lan thường xuất hiện trên lá là chủ yếu. Vết bệnh phân bố đều cả hai mặt lá, triệu chứng ban đầu là những chấm tròn màu nâu xám hay vàng nâu, xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Mặt dưới lá có những đốm đen nhỏ li ti. Khi cây bệnh nặng lá có màu vàng và dễ bị rụng.

Tác nhân gây bệnh đốm lá trên hoa lan

Bệnh đốm lá do Cercospora sp gây hại thường phát sinh ở những vườn lan có độ ẩm cao và phát triển vào mùa mưa. Đặc biệt đối với những vườn thiếu dinh dưỡng và chăm sóc kém bệnh gây hại nặng, lá vàng và dễ rụng.

Biện pháp phòng trị bệnh đốm lá trên hoa lan

Khi thấy hiện tượng hoa lan mắc bệnh đốm lá điều đầu tiên cần làm đó là phải dọn vệ sinh vườn tược, thu gom toàn bộ tàn dư thực vật và đem ra xa để chôn hoặc đốt. Cách phòng bệnh tốt nhất là phun thuốc phòng ngay từ khi cây còn nhỏ chưa xuất hiện triệu chứng bệnh. Đối với cây bệnh nhẹ cắt tỉa phần vết bệnh trên lá sau đó bôi thuốc trị nấm. Khi phun thuốc trị bệnh phải phun đều hai mặt lá và ngay sau đó (khoảng 01 giờ đồng hồ) phải bổ sung phân bón lá hoặc phân vi lượng. Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật sau: Rydomyl Gold 68 WP, Dipomate 80 WP, Carbenzim 500 FL, hỗn hợp Carbenzim với Dipomate…

Nếu bệnh đốm lá trên hoa lan ở mức độ nặng cần phải phun thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên cũng cần phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách. Nếu không am hiểu kỹ cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ khi mua thuốc để được tư vấn tốt nhất.

Ngoài ra cũng cần phải chú ý giữ thông thoáng và làm sạch nơi trồng lan vào mùa đông. Vì vi khuẩn gây ra ba loại bệnh đốm lá là vi khuẩn dạng sợi, bào tử phân sinh hoặc túi nang trú đông trong vùng bệnh, đồng thời trở thành nguồn bệnh đầu tiên xâm nhập vào cây trong năm sau.


Hiệu quả từ mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở Hải Hà Hiệu quả từ mô hình trồng thanh long… Đừng lãng phí phân hữu cơ Đừng lãng phí phân hữu cơ